Ngày 28/7, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội) thông tin, các bác sĩ của bệnh viện phối hợp cùng với chuyên gia từ tuyến trung ương về phẫu thuật cắt bỏ một thận phụ cho nữ bệnh nhân trẻ.

Bệnh nhân P.T.D. (25 tuổi, trú tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng và vùng thắt lưng, mỗi khi đi tiểu thường bị đau rát, màu đục, tiểu khó, có mùi hôi. Sau khi làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, chụp CT hệ tiết niệu, các bác sĩ xác định chị D. có dị tật thận niệu quản đôi bên phải, nhiễm trùng đường tiết niệu

Bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất cùng với Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Ngoại tiết niệu - Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội) đã thực hiện thành công kỹ thuật phức tạp nội soi cắt thận phụ bên phải cho chị D.

Ca phẫu thuật khó cần độ chính xác cao diễn ra an toàn và thành công. Sau một tuần điều trị, bệnh nhân ổn định và được ra viện.

Các bác sĩ thực hiện ca mổ cắt thận cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC. 

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Liên, người bình thường sẽ có 2 quả thận, mỗi quả nằm ở một bên cơ thể. Ở người mắc chứng thận đôi, một bên cơ thể họ sẽ có đến 2 quả thận thay vì 1. 

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thảo - Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, giải thích, thận đôi là bất ổn bẩm sinh ở thận, thường không có biểu hiện. Bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi có triệu chứng đau hông, lưng và phần thận trên ứ nước nhiễm khuẩn.

Cắt thận phụ (phần thận trên mất chức năng) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Trước đây, các bác sĩ thường phải mổ mở. Nhờ những tiến bộ trong những năm gần đây, phẫu thuật nội soi cắt thận phụ đã được thực hiện tại nhiều trung tâm trong nước và trên thế giới. 

Những cuộc điện thoại xin nợ tiền chạy thậnKhi không có tiền, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lại chịu đựng và bỏ qua ca lọc máu. Họ chờ đến khi gom góp đủ 400.000 đồng mới vào đăng ký chạy thận. Nhưng không ít lần, vì mệt quá, họ đành gọi điện xin khất nợ.