Cô Thủy Tiên tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán (Trường ĐH Dân lập Hải Phòng). Sau một lời gợi ý của cô em gái về việc dạy kỹ năng sống, cô gái trẻ tò mò nộp hồ sơ và phỏng vấn một số vòng. Sau đó, cô quyết định lên Hà Nội học thêm một khóa nghiệp vụ sư phạm và lấy chứng chỉ Kĩ năng sống rồi về Hải Phòng xin giảng dạy.

“Hồi đầu tôi đi dạy, vừa bước vào lớp học sinh đã ồ lên. Các em gọi tôi là “chị giáo” thay cho từ “cô giáo”. Có em còn mạnh miệng trêu: “Cô giáo có bằng lái chưa”? Lúc đó, tôi vừa buồn cười nhưng vừa phải tỏ ra nghiêm nghị và trả lời sao cho hóm hỉnh để thỏa mãn được các câu hỏi oái oăm của học trò ”, Thủy Tiên chia sẻ.

{keywords}

Cô giáo trẻ này cho biết, dù là dạy kĩ năng sống, chủ yếu đứng trên bục giảng... nói nhiều, tuy nhiên, cô vẫn soạn giáo án và có giáo cụ đầy đủ. “Tôi vẫn thường đùa với mọi người, chiếc cặp đi dạy của mình ngoài giáo án ra, còn lại toàn bao cao su với... dưa chuột”, Tiên hóm hỉnh nói.

Thủy Tiên cho biết, từ lớp 1 đến lúc học đại học, hầu như cô chỉ làm lớp trưởng hoặc làm bí thư.

Do tham gia các hoạt động đoàn đội rất nhiều nên dần dần, kĩ năng nói trước đám đông của cô được rèn luyện và cứ thế nói không hề vấp váp. Về cách trình bày trước lớp, mặc dù việc dạy kĩ năng sống với nhiều người hiện nay còn khá nhạy cảm nhưng do được tích lũy kinh nghiệm trong các năm đi dạy, khiến Thủy Tiên vừa nghiêm nghị trước lớp nhưng cách nói cũng không kém thú vị và sinh động khiến mỗi giờ học trôi qua luôn rộn tiếng cười.

Nhiều em nhắn tin vào Facebook cho cô Tiên tâm sự về chuyện “quan hệ vượt rào”, một số em băn khoăn về việc làm thế nào để yêu mà vẫn an toàn, không ảnh hưởng tới học tập...

“Kể cả trên bục giảng hoặc những lúc như vậy, tôi không coi mình là cô giáo mà xem như một người bạn với các em để các em gần gũi, chia sẻ.

Chính phong cách dạy rất tự nhiên và hóm hỉnh của cô giáo đã khiến nhiều học sinh cười như nắc nẻ. Thậm chí khi cô giáo nói sẽ mời 4 bạn học sinh lên thực hành, nhiều học trò nữ đã không ngại ngần xung phong lên bảng.

Theo Mỹ Hà/Dân Trí