Cổ phiếu PTG của Công ty Cổ phần May xuất khẩu Phan Thiết là một trong cổ phiếu có thị giá thấp nhất trên sàn chứng hoán, với 200 đồng/cp. Lượng giao dịch của cổ phiếu này gần như đóng băng. Gần đây nhất, phiên ngày 11/11/2021 mới có 100 đơn vị được giao dịch, mức tăng từ 100 đồng/cp lên 200 đồng/cp.

Trong năm 2021, doanh thu của PTG đạt hơn 400 tỷ đồng, bằng 92% kế hoạch của cả năm. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công ty đã điều chỉnh kế hoạch giảm xuống còn 70%. Như vậy, năm 2021, PTG vẫn được cho là vượt kế hoạch đề ra.

Về lợi nhuận sau thuế, PTG đạt 38 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước nhưng vượt 3% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Trong tài liệu đại hội đã được công bố của PTG, nội dung được chú y nhất đó là việc phân phối lợi nhuận năm 2021. Cụ thể, theo kế hoạch từ năm 2021, cổ tức May xuất khẩu Phan Thiết dự kiến được chia với tỷ lệ 20%, tương ứng 2.000 đồng/cp. Như vậy, với 5 triệu cổ phiếu đang niêm yết của PTG, số tiền được chia là 10 tỷ đồng.

{keywords}
 

Tuy nhiên, trong tờ trình phân phối lợi nhuận mới công bố, PTG dự kiến tiếp tục chi trả cổ tức lần hai năm 2021 với tỷ lệ 100%, tương ứng 50 tỷ đồng. Như vậy, cổ tức được chia trong năm 2021 của PTG sẽ là 120%. Tỷ suất cổ tức/thị giá đạt 6.000%.

Trước đó, năm 2018, PTG cũng chi trả cổ tức năm 2017 lên đến 120%, tương đương một cổ phiếu nhận được 12.000 đồng dù thị giá lúc đó chỉ ở mức 1.500 đồng/cp, tỷ suất cổ tức/thị giá đạt 800%.

Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết tiền thân là Xí nghiệp May Phan Thiết, đơn vị trực thuộc Công ty May mặc Xuất khẩu Bình Thuận, được thành lập tháng 1/1994. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ tháng 9/2002. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất quần áo may sẵn; May gia công; Cho thuê văn phòng; Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống.

Trên thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều công ty chi trả cổ tức tỷ lệ rất cao, nhưng thị giá tại thời điểm đó lại rất èo uột.

Đơn cử, công ty cổ phần MEINFA (MEF) đã thông qua chủ trương chi trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, tương đương một cổ phiếu sẽ nhận được 3.000 đồng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu MEF trên sàn tại thời điểm đó chỉ 1.600 đồng/cp, như vậy, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 187%. Không những vậy, nhiều năm trước đó, MEF cũng liên tục duy trì trả cổ tức băng tiền mặt ở mức cao, từ 30-35%.

Một doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần Than Đèo Nai (TDN), trong ngày 25/5/2020, doanh nghiệp này đã chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt, mỗi cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng.

Với thị giá 7.500 đồng/cp tại thời điểm đó, tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 13,3%. Tuy nhiên, những cổ đông đang năm giữ cổ phiếu TDN cuối năm 2019 sẽ nhận tỷ suất cao hơn nhiều. Nguyên nhân tại thời điểm chia cổ tức, thị giá của TDN đã tăng 40%, trong khi cuối năm 2019 giá chỉ quanh mức 5.000 đồng/cp.

Tiếp đến, CTCP Công nghiệp Thương mại Sông Đà (STP) trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với 800 đồng/cp, trong khi đó thị giá hiện chỉ 6.500 đồng/cp.

Với mức tỷ lệ tương tự như STP, cổ phiếu EVE của CTCP Everpia, sau khi công ty chốt quyền trả cổ tức tiền mặt 900 đồng/cp, tương ứng tỷ suất cổ tức/mệnh giá đạt gần 9%. Ngay lập tức, thị giá tăng vọt từ 7.000 đồng/cp lên hơn 10.000 đồng/cp.

Trong đầu tư chứng khoán, nếu các nhà đầu tư chỉ chú trọng đến cổ tức thì các công ty có thị giá thấp nhưng tỷ lệ chia cổ tức cao sẽ là lựa chọn số một. Tiêu chí để chọn ra những công ty này bao gồm tỷ suất cổ tức lớn hơn lãi suất ngân hàng một năm, P/E dưới 7 lần và được giao dịch dưới giá trị sổ sách. Dựa theo nguyên tắc đầu tư đó sẽ tạo ra một “bộ lọc”, thay vì phải tìm kiếm trong hàng trăm công ty niêm yết trên sàn.

Ngọc Cương

Chuyện khó tin: Làm ăn lỗ nặng, cổ phiếu 'trà đá' tăng giá 31 lần

Chuyện khó tin: Làm ăn lỗ nặng, cổ phiếu 'trà đá' tăng giá 31 lần

Thị trường chứng khoán ghi nhận những mã cổ phiếu tăng phi lý dù kết quả kinh doanh không khởi sắc.