Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đã nhấn mạnh: Phát triển nông nghiệp vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung vẫn phân tán, nhỏ lẻ, về cơ bản nông dân sản xuất tự phát, thiếu sự liên kết, hợp tác, thị trường tiêu thụ nông sản thiếu ổn định. 

Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 xảy ra gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Giá các loại vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và nhanh hơn sự tăng giá nông sản; tình trạng được mùa mất giá, ùn tắc nông sản vẫn còn xảy ra, gây thiệt hại và bức xúc cho người nông dân"....

Theo ghi nhận thực tế, nhiều năm quaình trạng “được mùa, mất giá” của nông sản nhiều năm qua đã gây thiệt hại tới người nông dân. Đơn cử, ở thời điểm thu hoạch rộ trong vụ đông 2020, giá các loại rau xanh giảm sâu và khó tiêu thụ khiến nhiều hộ nông dân trong tỉnh Nam Định “lao đao”. 

Một ví dụ khác, sau thời gian dài giá dưới đáy, nông dân ở tỉnh Bình Phước phá bỏ vườn tiêu trồng các loại cây khác, hoặc bỏ hoang vì không có tiền đầu tư, mùa thu hoạch niên vụ 2020-2021 giá tiêu lại tăng khá mạnh rồi xập xình lên xuống.... Nhà nông "vui trong âu lo".

Hay chuyện ở vùng tỏi Lý Sơn, mấy năm trước không giải toả được hàng tồn kho vụ trước, sản phẩm mụ mới sắp vào kỳ thu hoạch khiến người nhà nông "đứng ngồi không yên" vì mố lo tiếp tục nâng khối lượng tồn kho lên cao ngất thì loại thổ sản giá trị này sẽ có nguy cơ mai một, vì cung không cân đối được cầu.

W-hanhtoi.png
Một góc vùng tỏi Lý Sơn

Bởi vậy, việc đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, quản lý, và cung cấp thông tin chi tiết về giống cây trồng tại Việt Nam. Thông tin trong cơ sở dữ liệu này bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng, từ sản xuất, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm tạo sự kết nối chủ động, chia sẻ thông tin hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt. Từ đó, khai thác cơ sở dữ liệu cho các mục đích khác nhau như: xây dựng chính sách, chỉ đạo sản xuất, điều tiết, kết nối cung cầu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dự tính, dự báo, theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản...

Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, đây là cơ sở quan trọng giúp ngành trồng trọt ổn định sản lượng, kiểm soát chất lượng, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Dựa trên nền tảng này có thể phân tích, dự báo tình hình thị trường các sản phẩm nông sản chủ lực và sớm nhận diện các sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn.

Để tạo thuận tiện trong quá trình hoạt động, ngoài website, Cục Trồng trọt đã phối hợp với VNPT xây dựng app trên điện thoại để các đơn vị có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, khai thác thông tin, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

Việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cập, quản lý mã số vùng trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc định danh nông sản Việt, góp phần xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng của nông sản Việt trên thị trường trong và ngoài nước, mang lợi ích cho người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Cùng với đó, hệ thống đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người nông dân. Điển hình như theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm tại nguồn; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng; hỗ trợ, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác.

Nhóm PV