Từ lúc nào không biết, người ta đi Vũng Tàu có thể chưa vội ăn hải sản nhưng trứng gà luộc Cô Tiên là phải thử ít nhất 1 lần!?

Ngay cả tôi cũng chẳng biết phải trả lời câu hỏi này như thế nào, bởi vì ngay khi bắt đầu có ý định viết và tìm hiểu về món ăn này, tôi mới chợt nhận ra cái điều rất đỗi kỳ quặc ấy...

{keywords}
Con đường đi lên ngọn Hải Đăng và quán Cô Tiên nổi tiếng.

Đối với người Sài Gòn mà nói, Vũng Tàu là thành phố biển nằm trong top đầu những địa điểm sẽ đi, nên đi trong bất kỳ thời điểm nào kể cả chỉ là sáng đi chiều về. Bởi đơn giản là từ Sài Gòn bạn sẽ chỉ mất từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng ngồi xe, hay đôi khi chỉ là chưa tới 1 tiếng đồng hồ nếu ngồi tàu cánh ngầm siêu tốc với chi phí rất rất rẻ dao động không tới 200k/người cho mỗi lần di chuyển. 

Bởi vì thế mà đôi lúc với một số người Sài Gòn, đi Vũng Tàu chủ yếu là để đổi gió, hay “đi ăn chút rồi về” cũng là điều dễ hiểu. 

{keywords}
 

Về ẩm thực thì Vũng Tàu có vô vàn món ngon, trong đó hải sản là thứ nhất định không thể thiếu, rồi bánh khọt, bánh bông lan trứng muối, hủ tiếu mực,... vân vân và mây mây. Nhưng lạ thay, tại thành phố rặt mùi biển ấy lại nổi lên một món ăn rất chẳng hề liên quan đó chính là... “trứng gà luộc Cô Tiên”.

Món ăn này đã xuất hiện trong rất nhiều các bài review, giới thiệu về top các món phải thử khi đến Vũng Tàu. Đến mức nó trở thành một thứ gì đó không thể thiếu trong mỗi chuyến đi, và có người còn nói rằng: “Đi Vũng Tàu lắm lúc hải sản có thể không ăn vội nhưng trứng gà luộc Cô Tiên là phải ăn cho bằng được 1 lần!”

Từ một quán lụp xụp ven đồi chỉ sau vài năm thì ai ai cũng biết

Dĩ nhiên số người yêu thích và ưu tiên chọn ăn trứng gà luộc Cô Tiên thay vì vô vàn món ăn khác tại Vũng Tàu không phải là tuyệt đối, nhưng số lượng chắc chắn cũng không ít một chút nào. Bởi phải đông, phải đắt khách và có một sức hút đặc biệt nào đó thì tiệm trứng gà luộc Cô Tiên mới có thể tồn tại được suốt gần 10 năm qua.  

{keywords}
Khung cảnh cực thơ mộng nên phần lớn khách du lịch đều muốn đến đây ngoài ăn uống thì còn để ngắm cảnh.

Được biết trước đây cô Tiên (chủ quán) là người sinh ra và lớn lên tại Sa Đéc, sau này cô mới cùng gia đình chuyển ra Vũng Tàu lập nghiệp và dùng số tiền có trong tay để xây một căn nhà nhỏ nằm trên đồi dẫn lên ngọn Hải Đăng. Đây là một địa điểm quanh năm lúc nào cũng có nhiều khách du lịch tìm tới, tuy quãng đường không xa (mất tầm 10 - 15 phút chạy xe) nhưng thời ấy nhà cửa xung quanh không nhiều nên cô quyết định mở một quán nước nho nhỏ phục vụ khách thập phương và bán kèm vài món ăn vặt như sữa chua hay trứng gà luộc vì nó đơn giản, rẻ tiền mà ai cũng ăn được.

{keywords}
Bạn không nhìn nhầm đâu, đây là dòng xe to xe nhỏ nối đuôi nhau chờ vào bãi đỗ của tiệm trứng gà luộc Cô Tiên tại Vũng Tàu vào buổi chiều khoảng 16h. Vào những dịp cao điểm, mỗi ngày Cô Tiên đón vài trăm lượt khách với số trứng lên tới vài nghìn là chuyện bình thường.

Không ngờ chỉ sau một thời gian ngắn, quán của cô trở nên đông khách một cách lạ thường. Lúc đầu thì người ta tiện đường mới ghé, sau vì ngon mà khách quay lại, rồi chỉ tầm 3 - 4 năm, quán Yaourt Cô Tiên gần như nổi tiếng khắp thành phố biển, bắt đầu thu hút khách du lịch thông qua các bài viết, bài review trên mạng xã hội. 

Vào những ngày cuối tuần, hàng dài xe máy, ô tô xếp hàng nối đuôi nhau dọc trên con đường dẫn lên đồi. Đông đến mức trước đây quán của cô Tiên đều có người phục vụ, bưng đồ ăn ra tại bàn cho khách, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây cô đã phải thay đổi cách thức hoạt động đó là "mời khách tự phục vụ" - tức tới nơi khách tự vào order, tự tới chỗ trả tiền và tự lấy đồ ăn mang ra bàn giống như các cửa hàng bán thức ăn nhanh vậy. 

{keywords}
Khu vực tự order trứng và thanh toán tại chỗ.
{keywords}
Cô Tiên chủ quán hiện giờ chỉ phụ trách việc quản lý và thu tiền.

Không chỉ thế, để tập trung "chuyên môn", cô rút hết các món nước từng có trong menu để san sẻ, tạo điều kiện cho những người thân, người quen ở cùng quê của mình mở quầy bán riêng xung quanh quán. 

Người bán cá viên chiên, người bán gỏi cuốn, kẹo chỉ, hay kem tươi... Đại khái là mỗi người cùng góp chút sức, chút công, tạo ra một khu “tổ hợp” với nhiều món ăn vặt, nhằm thu hút thêm nhiều đối tượng, giúp khách có nhiều sự lựa chọn mỗi khi ăn xong “món chính”. Đây cũng là cách giúp cô Tiên có thể dành toàn tâm toàn ý phát triển món trứng gà luộc cùng sữa chua của mình ngày một tốt hơn.

{keywords}
Trứng ở đây được chọn lựa kích cỡ và chất lượng từ nguồn vào nên nguồn ra sẽ đạt chất lượng đồng đều sau khi kết hợp với một số "bí quyết" riêng của cô Tiên.
{keywords}
Khách tự lấy muỗng chén đựng theo ý thích.

Sức hút kỳ lạ nào của món trứng mà đến trẻ nhỏ 10 tuổi cũng có thể làm được!?

{keywords}
 

Nếu bạn còn nhớ cách đây không lâu, Cô Hưởng Sành Ăn đã từng giới thiệu về quán vịt lộn Kim Thảo nức tiếng tại quận 2 - Sài Gòn. Lời đồn chưa có lời giải rằng chị Kim (chủ quán) sở hữu căn phòng bí mật, nơi cất giấu toàn bộ bí quyết truyền đời của bố mẹ để lại, giúp chị có thể chọn được 100 trứng chất lượng y như 1 và còn ngon hơn tất cả những nơi khác. 

{keywords}
Quan sát kỹ bạn sẽ thấy lòng đỏ ở đây lớn hơn lòng trắng rất nhiều, được nấu vừa phải tạo nên màu sắc vô cùng hấp dẫn.

Tuy nhiên theo cách diễn giải của chị Kim thì "bí quyết cũng chẳng có gì ngoài cái tâm và kinh nghiệm lâu năm của người lành nghề" để một món ăn tưởng chừng như ở đâu cũng có, ai cũng có thể làm lại nổi tiếng, được thực khách khắp nơi công nhận.

Thế thì với trường hợp của cô Tiên lần này cũng có đôi chút nét tương đồng bởi trứng gà cũng là món ở đâu cũng có, dễ mua, hoàn toàn không có công thức chế biến gì khác lạ. Có chăng là trứng của Cô Tiên luôn được luộc theo kiểu “lòng đào” tức nấu không quá kỹ, vẫn giữ lại độ sền sệt của lòng đỏ, giúp trứng khi ăn có vị thơm, bùi, béo, càng ăn càng bắt miệng chứ không gây ngán hoặc dễ nặng bụng như trứng bị nấu quá lâu.

Tuy nhiên khi ăn kỹ, nhiều người nhận xét rằng trứng ở Cô Tiên có khác biệt rất lớn với những nơi khác, kể cả có tự mua trứng ngon về nhà luộc. 

Dễ thấy nhất là phần lòng đỏ trong trứng Cô Tiên rất to. Khi dùng muỗng múc lên, phần lòng đỏ gần như lấn hết 2/3 cả quả trứng, màu sắc cũng tươi và đậm hơn các loại trứng thường thấy. Lúc cho vào miệng cũng bùi, béo, hơi ngậy, dù được nấu theo kiểu chưa chín kỹ nhưng trứng vẫn không có vị tanh, cảm giác như là những quả trứng "nóng" mới đẻ ngoài vườn xong mang lên nấu ăn ngay tại chỗ. Cảm giác tươi đến mức mà bạn hoàn toàn có thể ăn trứng mà không cần nước chấm, dù ở đây mỗi phần lúc này cũng có 2 chén muối tiêu chanh và muối ớt đỏ cho những ai thích ăn kèm.

Quan trọng là chất lượng này được giữ rất kỹ trong suốt hơn chục năm nay, chưa một lần thay đổi hay bị giảm sút nên mới tạo được sự thành công và khác biệt với trứng gà luộc của Cô Tiên. 

{keywords}
Còn đây là trứng của một quán khác nằm cách quán Cô Tiên chỉ vài bước chân. Mặc dù họ đã chọn dùng trứng gà ta, nước chấm cũng khác hơn một chút nhưng ăn xong bạn vẫn sẽ chỉ thấy ấn tượng với trứng của Cô Tiên.

Thứ 2 đó là ở phần sữa chua tại đây dù bao nhiêu năm vẫn giữ được nguyên vẹn hương vị thủ công ngày xưa. Cái hương vị rất khó để diễn tả một cách chính xác, nhưng nó hoàn toàn khác xa với các thương hiệu sữa chua làm sẵn ngoài thị trường. Độ ngọt dịu, không quá béo nhưng lại rất thơm, vô cùng khó tìm.

{keywords}
 
{keywords}
Bên trên là sữa chua tự làm của Cô Tiên, bên dưới là sữa chua phô mai của tiệm đối diện. Hai sản phẩm hoàn toàn khác biệt dành cho 2 "tín đồ" sữa chua khác nhau.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều về quán Cô Tiên, nhưng nó không nằm ở phần chất lượng mà là ở mặt không gian, vệ sinh của quán. 

Chị Thương là một thực khách tại Sài Gòn từng ghé Cô Tiên rất nhiều lần chia sẻ: "Lần đầu mình tới đây là hồi 5 năm trước, nhưng đến giờ quán vẫn không thay đổi gì quá nhiều, bàn ghế vẫn như cũ, nền nhà được trám bằng xi măng chỉ có thể quét chứ khó mà tẩy rửa nên bây giờ tới cứ thấy có một mùi ẩm ẩm khá khó chịu. Khách thì đông, đa phần mọi người quăng vỏ trứng ngay tại chỗ hoặc phủi xuống đất, những hôm đông khách không kịp dọn dẹp thì mùi tanh của trứng rất nồng. Còn lại thì mọi thứ mình vẫn rất thích Cô Tiên, trứng bao nhiêu năm chưa bao giờ mình thất vọng".

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)