Vì xuất bản một cuốn sách về lịch sử các loài cá, Hiệp hội Hoàng gia Anh đã gạt qua một bên cuốn sách vĩ đại của Isaac Newton.

Bản khắc gỗ một con cá bay trích từ cuốn "Lịch sử các loài cá" năm 1686. Ảnh: Livescience.
Tấm hình phức tạp về một con cá bay là một trong hàng trăm những bức ảnh tại thư viện trực tuyến  của Hiệp hội Hoàng gia, Viện khoa học hàn lâm Vương quốc Anh.

Bản khắc gỗ ấn tượng về chú cá này xuất hiện vào năm 1686 trong cuốn “Lịch sử các loài cá” của John Ray và Francis Willughby. Tuy hiện nay cuốn sách không được nhắc tới nhiều nhưng nó đã từng là một công trình đột phá vào thời điểm ra đời.

Nhưng thật không may, “lịch sử các loài cá” cũng suýt nữa cản bước một  công trình đột phá khác “Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” (Philosophie Naturalis Principia Mathematica) của nhà vật lý toán học Isaac Newton.

Các bản khắc trong “Lịch sử các loài cá” quá tốn kém để xuất bản đến mức Hiệp hội Hoàng gia non trẻ (26 tuổi vào thời điểm ấy) gần như đối mặt với phá sản. Thiếu vốn, Hiệp hội đã phá bỏ lời hứa của mình về việc chi trả cho việc xuất bản công trình của Newton.

Thật may mắn cho Newton (và cả khoa học loài người), các nguyên lý của ông lọt vào mắt Edmond Halley. Halley được biết tới là người tính được quỹ đạo của sao chổi mang tên ông, nhưng vào thời điểm ấy, ông là thư kí của Hiệp hội Hoàng gia. Halley nhận công trình của Newton như một dự án độc lập, cố gắng huy động vốn (phần lớn từ tiền của mình) để giúp cuốn sách được xuất bản thành công năm 1687.

Cuốn sách của Newton bao gồm 3 định luật về chuyển động, vạn vật hấp dẫn, có thể giải thích quỹ đạo của các hành tinh. Cuốn sách được coi là một trong những công trình khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, bao gồm vật lý và toán học.

Có vẻ kì lạ khi Hiệp hội Hoàng gia đã bỏ qua Newton vì một cuốn sách về cá, nhưng cuộc cách mạng khoa học bấy giờ còn rất non trẻ, Jonathan Ashmore chủ tịch thư viện Hiệp hội hoàng gia cho hay.

“Mặc dù chúng ta đều ngưỡng mộ danh tiếng, sự thành công của cuốn sách những nguyên lý toán học, chúng tôi hy vọng các thành viên truy cập vào thư viện ảnh trực tuyến sẽ đánh giá cao lịch sử các loài cá và hiểu lý do tại sao các thành viên Hiệp hội lại ấn tượng với những mình họa tuyệt đẹp của Willugh tới như vậy”, Ashmore nói thêm.

Đây là lần đầu tiên Hiệp hội Hoàng gia công bố các bức ảnh trực tuyến qua thư viện. Thư viện ảnh cũng bao gồm các bức khắc vi sinh vật của Robert Hooke thế kỉ 17, một số tấm hình đầu tiên được vẽ trực tiếp trên kính hiển vi, những minh họa bằng thiên văn chuyến đi của thuyền trưởng James Cook Tahiti, chân dung của các nhà khoa học Hiệp hội Hoàng gia và ngay cả các nhân vật lịch sử, hoạt hình, chính trị, châm biếm, khoa học.

Ngọc Ánh