Tí teo đã có máu Hoạn Thư 

Cô giáo cũng vô tình biết sự việc sau chuyên đề mời chuyên gia tâm lý đến trường nói chuyện, cô học trò viết ra giấy câu chuyện của mình nhờ được tư vấn. 

Em kể, cách đây nửa năm, em và bạn trai lớp 9 cùng trường chính thức yêu nhau. Anh bạn trai rất ga lăng, chiều chuộng và hai em đã nhiều lần... trốn đi nhà nghỉ.

Cô bé tin rằng như vậy tình cảm sẽ bền chặt nhưng gần đây bạn trai "no xôi chán chè", tránh mặt. Cô học trò phát hiện bạn trai phụ tình mình, cặp kè với một chị học lớp 7. 

Quá uất ức, đau khổ, cô học trò kể "tối nào em cũng khóc suốt đêm, không ngủ được. Em rạch tay cho bớt đau ở trong tim".

{keywords}
 

Nhưng gần đây, mỗi khi nhìn thấy bạn trai quấn quýt với người mới, em có suy nghĩ, sẽ tìm mua axit để tạt vào tình địch lớp 7, hoặc chí ít phải rạch mặt, cắt tóc, đánh cho một trận... rồi sau đó, sẽ nghĩ luôn cách "xử" cậu bạn trai bội bạc. 

Cầm tờ giấy kể lại tâm tư, đúng nét chữ của con mà chị rụng rời tay chân về chuyện "tình trường" của cô con gái 12 tuổi, đang học lớp 6.

Trong suy nghĩ của người mẹ ngoài vẻ ngoài cao lớn hơn tuổi thì cháu là đứa con ngây ngô, tồ tẹt chưa biết thích bạn khác phái là gì chứ đừng nói những chuyện kinh thiên động địa chị vừa nghe.

Cô giáo yêu cầu chị phải khéo léo, tìm cách hỗ trợ con vượt quá cú sốc thất tình này. Còn chị vẫn đang hoảng loạn chưa biết phải làm thế nào, nhất là vô cùng đau đớn khi hóa ra mình không biết, không hiểu gì về con mình.  

Con trẻ yêu sớm có thể không còn quá xa lạ nhưng những hệ lụy, hậu quả xuất phát từ chuyện tình cảm học trò nhiều bố mẹ không hình dung nổi như ghen tuông, quan hệ tình dục, nạo phá thai...  

Chúng ta chứng kiến vô số vụ bạo lực học đường kinh hoàng, nữ sinh ra tay tàn bạo như dùng dao lam, mũ bảo hiểm, đánh đấm, giật tóc, đánh hội đồng... đánh bạn. Trong số đó, các vụ việc đều do ghen tuông, xuất phát từ chuyện tình cảm luôn chiếm tỷ lệ lớn. 

Như mới đây nhất, nữ sinh lớp 7 ở An Giang bị 30 bạn trẻ đánh, chửi, lột áo, quay clip làm nhục... cũng xuất phát từ việc ghen tuông. 

Mất kết nối trong gia đình 

Với trẻ mới lớn, chuyện tình cảm chiếm một phần rất quan trọng. Nó có thể rút mọi tâm tư, cảm xúc, mối bận tâm của các em. 

Nhưng trên thực tế, không ai dạy các em cách yêu sao cho phù hợp, an toàn. Trẻ không được hỗ trợ, chia sẻ, những chỉ dẫn, cảnh báo về cách yêu, cách thể hiện tình cảm, cách để chia tay, cách thất tình... 

{keywords}
 

Chưa kể, trước chuyện tình yêu của con trẻ, hầu hết bố mẹ có xu hướng cấm đoán nên khi "có biến" đều sốc, không tin nổi. Họ thường là những người cuối cùng biết vấn đề của con khi sự đã rồi. 

Bố mẹ sốc, bất ngờ bởi do đã mất tương tác, kết nối với con cái trong cuộc sống hàng ngày.

Không chỉ là thiếu sự chia sẻ mà nhiều bố mẹ hiện nay còn không đủ quan tâm đến con để nhận ra các biểu hiện, khó khăn trong học tập, cuộc sống, các mối quan hệ của con. Nhiều gia đình con buồn không hay, con vui không biết. 

Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, khi một đứa trẻ dành hết mọi đau khổ, buồn vui cho "người yêu", sẵn sàng chết vì tình, tí tuổi đầu đã ra "đòn ghen" thì không hẳn là trẻ hư đốn, đua đòi... như người lớn dán nhãn. Sâu xa, rất có thể, các em đang thiếu thốn, cạn kiệt tình cảm ngay trong gia đình nên bấu víu, kỳ vọng vào người ngoài. 

Trong nhà thiếu thì lao ra ngoài tìm kiếm. Phía sau đứa trẻ cuồng yêu, hạ thấp giá trị bản thân phản ánh sự đổ vỡ tình yêu thương, gắn kết trong gia đình. 

Nếu có một điểm tựa yêu thương trong gia đình, các con sẽ không trao thân một cách dễ dãi; sẽ không chỉ cần vài ba lời tán tỉnh hay chỉ biết nhau trên mạng rồi bỏ nhà theo người yêu hay dâng hiến hết mình; sẽ không dễ dàng điên đảo đòi sống chết vì tình. 

Trong ứng xử với tình cảm của con trẻ, bố mẹ phải cần hết sức tế nhị, nhất là khi biết được bí mật của con. Với những bí mật cần phải nói ra, phụ huynh nên đối diện với trẻ trên tinh thần hỗ trợ, tích cực. 

Việc chê bai, phán xét, bôi nhọ... của bố mẹ lúc này có thể đẩy sự việc đi xa hơn, gây đổ vỡ, khoét sâu thêm tổn thương trong mối quan hệ cha mẹ con cái vốn đã rất hời hợt, lỏng lẻo. 

Việc dại dột yêu đương, trao thân hay phá thai có thể chữa lành theo thời gian, sự trưởng thành. Nhưng sự chà đạp, bôi nhọ, hạ thấp giá trị của trẻ từ chính bố mẹ chỉ làm nỗi đau ngày càng loang lổ. 

Đây cũng là dịp để phụ huynh nhìn lại mình, nhìn lại sự kết nối, tương tác trong quan hệ gia đình. 

Theo Dân Trí

Con cái Hàn dẫn cha mẹ đi phẫu thuật thẩm mỹ để báo hiếu

Con cái Hàn dẫn cha mẹ đi phẫu thuật thẩm mỹ để báo hiếu

Mong muốn có vẻ ngoài tươi trẻ ở tuổi xế chiều khiến nhiều người cao tuổi Hàn Quốc sẵn sàng đụng đến dao kéo. Khái niệm phẫu thuật thẩm mỹ báo hiếu cũng ra đời từ đó.