1. Con phố nào ở Hà Nội chỉ có duy nhất một số nhà?

  • Phố Quán Sứ
  • Phố Cửa Nam
  • Phố Hỏa Lò
  • Phố Mã Mây
Chính xác

Hỏa Lò là con phố đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội. Con phố này chỉ có một địa chỉ duy nhất là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

Cụ thể, Nhà tù Hỏa Lò nằm tại số 1, phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện Nhà tù Hỏa Lò là di tích được nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi khi đặt chân đến Hà Nội.

2. Nhà tù Hỏa Lò do ai xây dựng?

  • Thực dân Pháp
  • Thực dân Anh
  • Triều đình nhà Nguyễn
  • Triều đình nhà Lê
Chính xác

Năm 1896, thực dân Pháp bắt đầu cho xây nhà tù trên đất của làng Hỏa Lò cũ. Đây là ngôi làng nổi tiếng với các sản phẩm làm bằng đất nung. 

Thời điểm đó, Hỏa Lò là nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương, chuyên dùng để giam các phạm nhân ở hai xứ Bắc và Trung Kỳ. Theo tiếng Pháp, Nhà tù Hỏa Lò có tên là Maison Centrale, hay “Nhà tù Trung ương”. 

Trước năm 1954, Hỏa Lò giam giữ rất nhiều tù nhân chính trị. Họ đa phần là những người mang tư tưởng yêu nước, chống lại sự cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Để ngăn phạm nhân vượt ngục, Pháp xây bao quanh nhà tù một bức tường đá cao 4m, dày 0,5m, cắm mảnh chai và điện cao thế.

3. Các tù binh phi công Mỹ gọi Nhà tù Hỏa Lò với tên gì?

  • Marriott
  • Hanoi Western
  • Hanoi Hilton
  • Hilton Hotel
Chính xác

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Nhà tù Hỏa Lò được đổi tên thành “Trại giam phạm nhân Hà Nội”. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giao nhà tù cho Ủy ban Quân quản Hà Nội quản lý, ủy ban này trực thuộc Công an thành phố Hà Nội. 

Từ năm 1964 đến năm 1973, Nhà tù Hỏa Lò là nơi giam giữ các phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Các phi công Mỹ gọi Hỏa Lò với biệt danh “Hanoi Hilton” hay “Khách sạn Hilton Hà Nội”.

Trong những phi công Mỹ từng bị giam ở Hỏa Lò, có một số cái tên nổi tiếng như Thượng nghị sĩ Mỹ John MacCain, Trung tá Hải quân Mỹ Edison W. Miller...

4. Cuộc “đại vượt ngục” của hơn 100 tù nhân chính trị ở Hỏa Lò diễn ra vào năm nào?

  • 1939
  • 1944
  • 1945
  • 1954
Chính xác

Tháng 3/1945, lợi dụng tình hình Nhật đảo chính Pháp, các chí sĩ cách mạng tại Nhà tù Hỏa Lò đã lên kế hoạch vượt ngục.

Bấy giờ, quân Nhật đã chiếm Nhà tù Hỏa Lò, hệ thống quản lý từ giám thị, giám ngục, lính canh, viên chức của Pháp đều sợ hãi, buông lỏng canh giữ. Một số tù nhân chính trị nghĩ cách vượt tường ở những điểm có hàng rào điện. Cách này thành công nhưng không giúp đưa lượng lớn người ra ngoài.

Đến ngày 12/3/1945, Trần Tử Bình cùng các đồng đội phát hiện đường cống ngầm chứa chất thải sinh hoạt thông với bên ngoài. Ngay lập tức, ông tổ chức cho mọi người vượt ngục, ưu tiên tù nhân có án nặng.

Tổng cộng, hơn 100 đồng chí lên được mặt đất, tìm về địa phương và bắt liên lạc với Đảng bộ.

5. Nhà tù Hỏa Lò được công nhận là Di tích lịch sử vào năm nào?

  • 1990
  • 1997
  • 2000
  • 2007
Chính xác

Ngày 18/6/1997, Nhà tù Hỏa Lò được công nhận là Di tích lịch sử theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

Di tích Nhà tù Hỏa Lò tiếp tục đóng vai trò là nơi giáo dục truyền thống yêu nước tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ thủ đô.

Trong khuôn viên 2.300m2, Hỏa Lò chứa nhiều tư liệu, hiện vật quý về quá trình hình thành nhà tù cũng như giai đoạn đấu tranh cách mạng của các chí sĩ yêu nước người Việt.