Loài sâu gớm ghiếc thành đặc sản giá 14 triệu/kg

Nhìn cơ thể gớm ghiếc, đáng sợ của những con sâu mopane chắc không ai nghĩ đến việc chúng sẽ là món ăn được nhiều người ưa thích.

Nhưng tại Zimbabwe, những con sâu mopane trở thành đặc sản. Chúng được bán trong các nhà hàng sang chảnh đến các quán ăn bình dân và thậm chí là siêu thị.

Đằng sau sự đáng sợ là giá trị dinh dưỡng cao. Sâu mopane được cho là có lượng protein gấp 3 lần thịt bò. Mopane cũng là nguồn cung cấp kali, natri, canxi,... và nhiều chất khác.

{keywords}
Tại Zimbabwe, những con sâu mopane trở thành đặc sản

Trên trang Amazon, loại sâu này sấy khô được bán với giá khá đắt 0,6 USD/g. Như vậy nếu mua 1kg sẽ có giá khoảng 600 USD (tương đương 13,9 triệu đồng).

'Chỉ huy' 4.000 con cà cuống, thu tiền triệu/ngày

Việc bỏ tiền mua cà cuống về nuôi nghe có vẻ lạ. Nhưng một người con của vùng đất An Giang đã thực hiện thành công mô hình nuôi cà cuống, cho thu nhập rất tốt.

Chủ nhân của những trang trại cà cuống này là anh Cao Nguyễn Đô Lăng (39 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).

{keywords}
Bỏ tiền mua 100 con giống về nuôi, sau hơn 3 năm hiện anh Lăng để sở hữu gần 4.000 con cà cuống lớn, nhỏ.

Anh Lăng cho biết, cách đây 3 năm, với mong muốn chuyển đổi sang vật nuôi mới, lạ, cho hiệu quả kinh tế cao, nên anh thường lang thang trên mạng để tìm hiểu. Tình cờ, trong một lần xem truyền hình anh biết được được mô hình nuôi cà cuống ở Tây Ninh. Anh cảm thấy thích thú và quyết định mang loại côn trùng này về miền Tây để phát triển.

Sau 3 năm nuôi thử nghiệm, giờ đây anh Lăng đã sở hữu một trang trại cà cuống với quy mô 4.000 con, sau khi trừ chi phí anh thu về 30-40 triệu đồng/tháng. Đây cũng là trang trại cà cuống lớn và độc nhất ở miền Tây.

Mang đàn rắn độc 1.000 con, dài cả mét về nuôi

Anh Lê Thanh Tuấn là hộ duy nhất ở thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đầu tư nuôi rắn hổ mang và rắn ráo trâu thương phẩm, mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng.

{keywords}
Mô hình nuôi rắn của gia đình anh Lê Thanh Tuấn mang lại lợi nhuận cao cho gia đình.

Năm 2008, qua một số bạn hàng, anh Tuấn được tham quan các mô hình nuôi rắn hổ mang ở tỉnh Vĩnh Phúc, thấy hiệu quả, thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng mỗi năm. Anh Tuấn quyết tâm học hỏi và trút hết vốn liếng tích lũy có được mua 200 con rắn hổ mang và ráo trâu về nuôi thử nghiệm. Sau thời gian nuôi, đàn rắn của gia đình bắt đầu sinh sản và cho xuất bán lứa đầu tiên. 

Đến năm 2016, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi rắn rộng 300m2 với hơn 1.400 ô chuồng nuôi. Hiện trang trại của gia đình thường xuyên duy trì nuôi hơn 1.000 con rắn hổ mang và gần 300 con rắn ráo trâu.

Cây na trái siêu to khổng lồ nặng 1,5kg độc nhất miền Tây



Chủ vườn mãng cầu khổng lồ duy nhất ở miền Tây là ông Nguyễn Văn Năm (65 tuổi, ở ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, Đồng Tháp).

Ông Năm kể, hồi năm 2013, trong một lần thuê thợ về chiết nhánh ổi, người thợ nói ở Bến Tre có loại giống mãng cầu dai cho trái rất to, ông cất công sang tận nơi để tìm hiểu. Biết giống mãng cầu nữ hoàng da vàng, có xuất xứ từ Thái Lan nên ông mua về trồng.

{keywords}
Trái mãng hoàng hậu chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng cũng đạt trọng lượng xấp xỉ 1kg

Ông bán hết 2 chỉ vàng mua 32 cây giống về trồng. Nhiều người thấy vậy lắc đầu ngán ngẩm với việc làm của ông.

Theo ông Năm, cái lạ của giống mãng cầu nữ hoàng này là khi chín thơm, vỏ ngoài của trái có màu vàng, da căng. Trọng lượng lớn gấp 3-5 lần mãng cầu thông thường, khoảng 1 kg/trái, cá biệt có trái nặng đến 1,5kg. Thịt của loại mãng cầu nữ hoàng dày, có vị ngọt thanh, khi ăn thấy mùi thơm mát. Hiện ông đã trồng hơn 2.000 cây mãng cầu na.

Cặp 'Tiên đồng ngọc nữ' giá tiền tỷ 

Cặp đôi mai vàng cổ thụ của anh Phan Hoàng (Đông Triều, Quảng Ninh) được giới chơi cây đánh giá là đẹp nhất trong 10 cây mai vàng Yên Tử ở đất Đông Triều

Theo anh Hoàng, đây là hai cây mai vàng Yên Tử rất già cỗi, tuổi đời lên đến vài trăm năm, những cây già cỗi khi tưới nước vào cây, da (vỏ) cây sẽ nổi lên màu đồng rất đẹp.

{keywords}
Cặp đôi mai vàng cổ thụ của anh Phan Hoàng.

Do đã sống nhiều năm trên núi đá nên cả 2 cây có hình dáng rất đặt biệt, thân xù xì, nổi u cục nhưng lại uốn lượn rất đẹp nên anh Hoàng mới đặt tên là “Tiên đồng ngọc nữ”.

Anh Hoàng sưu tầm, chơi mai Yên tử cách đây gần 10 năm. Hiện cặp đôi “Tiên đồng ngọc nữ” anh chưa có ý định bán, khi hoàn thiện tay cành giá rất cao, có thể lên đến vài tỷ đồng.

Cặp cá sủ vàng lớn chưa từng thấy 

Cặp cá sủ vàng nặng tổng cộng 70kg vừa vào lưới đánh bắt hải sản của ngư dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Chủ cặp cá sủ vàng cho biết, tàu ra khơi hơn một tuần, đánh bắt hải sản cách đất liền khoảng 8 hải lý. Tối 13/9, các thuyền viên kéo lưới lên tàu, phát hiện hai con cá sủ vàng còn sống nên đưa vào hầm ướp đá ngay để bảo quản.

{keywords}
 Hai con cá sủ vàng ở Cà Mau.

Chiều 14/9, chủ tàu cá liên lạc với nhà hàng ở thành phố Cà Mau để bán cặp cá sủ vàng này nhưng giá chưa được tiết lộ.

Ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, cho biết ngư dân vùng cực Nam Tổ quốc thường bắt được cá sủ vàng nhưng đây là cặp cá to nhất từ trước đến nay.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)