Câu chuyện mẹ già ngồi trong cốp xe, nhường chỗ cho cháu 4 tuổi nằm ngủ khiến cộng đồng mạng Trung Quốc bàn tán xôn xao.
Sự việc được cảnh sát tuần tra thuộc thành phố An Lục, tỉnh Hồ Bắc phát hiện, trong một đợt thanh tra định kỳ, để truy tìm những chiếc ô tô bị đánh cắp. Khi chặn một chiếc SUV màu trắng để kiểm tra, cảnh sát vô cùng ngạc nhiên khi thấy một phụ nữ lớn tuổi ngồi gọn gàng trong cốp xe. Trong xe khi đó có một đôi vợ chồng và cậu bé 4 tuổi.
Khi được cảnh sát hỏi, bà cho biết, đây là con trai, con dâu và cháu nội của mình. Chiếc xe này do con trai bà mới sắm, bằng tiền tiết kiệm hưu trí của mẹ cho. Bà đang cùng hai con và cháu trai trên đường đi từ tỉnh Giang Tây đến Vũ Hán chơi.
"Đang đi trên đường thì cháu tôi buồn ngủ quá, xe thì chật nên tôi xuống cốp ngồi để cháu có chỗ nằm", người bà tên là Liu kể.
Bà cầu xin cảnh sát không phạt con trai mình và liên tục nói rằng: "Trong cốp rất thoải mái, tôi không hề khó chịu gì".
Con cái lớn lên không hiếu thuận vì được cha mẹ nuông chiều
Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, con cái bất hiếu hóa ra hoàn toàn là do cha mẹ "bồi dưỡng" mà nên.
Nhiều đứa trẻ lớn lên với suy nghĩ "đáp ứng con cái là nghĩa vụ của cha mẹ".
Không chỉ với cha mẹ, những đứa trẻ này khi đi làm, được đồng nghiệp, bạn bè giúp đỡ, cũng coi là hiển nhiên. Người giúp không nhận được một lời cảm ơn, không nhận được thái độ biết ơn. "Đứa trẻ" đó, sau khi không còn liên quan nữa, sẽ ra đi một cách dửng dưng và vô ơn.
Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng của cha mẹ vô hình trung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững.
Có người mọi việc lớn nhỏ trong nhà, kể cả những việc vụn vặt như giặt tất, khăn tay, quét nhà, đổ rác… nhất loạt đều không cho trẻ đụng vào mà đều tự mình ôm đồm hết.
Như vậy, con cái sẽ cảm thấy tình thương của cha mẹ đối với mình là lẽ đương nhiên, sự cho đi và hy sinh của cha mẹ đơn giản là nghĩa vụ. Một khi cha mẹ không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thì trong tâm của con trẻ sẽ khởi lên tâm oán trách, ích kỷ.
Có bậc cha mẹ còn thỏa mãn hết thảy mọi yêu cầu của con cái, ví như con cần bao nhiêu tiền thì cho bấy nhiêu. Nếu như trong nhà không có thì hỏi mượn của người thân bạn bè, cốt sao con mình vui vẻ, không nổi nóng, oán trách là được. Như thế thương con mà chẳng bằng hại con vậy.
Khi còn trẻ trung khỏe mạnh, cha mẹ hết lòng phục vụ con cái, dẫu là sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, sự nghiệp của bản thân hết thảy đều bỏ qua một bên. Hình tượng "tôi tớ" toàn tâm toàn ý phục vụ ấy vô hình trung đã bén rễ sâu vào trong tâm của đứa trẻ, dẫn đến những cái nhìn lệch lạc.
Nhưng đáng buồn là phần lớn phụ huynh đều không thể tưởng tượng được rằng, bao nhiêu vất vả gian khổ của mình sau cùng chỉ đổi lại được một đứa con bất hiếu.
Nhiều người vẫn đang tự hào về nuông chiều con và hiểu sai về quyền trẻ em. Quyền trẻ em sinh ra để bảo vệ trẻ khi bị bạo lực, còn vẫn khuyến khích dạy dỗ trẻ. Thế mới có những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có cha mẹ dạy dỗ tốt nên rất ngoan và có trách nhiệm với cuộc sống của chúng nói riêng, cũng như xã hội nói chung.
Lòng biết ơn của trẻ, không phải là cần con phải trả lại công ơn sinh dưỡng, mà phải dạy trẻ biết ơn khi được nhận bất cứ điều gì.
Theo Dân trí
Con gái 16 tuổi nói tối ngủ nhà bạn trai, bố trả lời khiến dân mạng nể phục
Trước "thông báo" của con gái 16 tuổi: "Bố ơi, tối nay con sang ngủ nhà bạn trai", câu trả lời của một ông bố đã thu hút vô số lời tán dương từ cư dân mạng.