Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.

Như lưu bút của nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tại đền thờ Huyền Trân công chúa ở Huế từng viết rằng: Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ quốc gia, có những vấn đề của quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ.

Quả thật, xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam, có không ít những người phụ nữ đã đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước. Họ, dù mang thân phận “liễu yếu đào tơ” nhưng đã sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để mang về lợi ích cho dân tộc. Thậm chí, còn cứu vận nước khỏi tình thế nguy nan.

Câu 1: Ai là người phụ nữ mở cõi đầu tiên, có công mang về vùng đất thuộc tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay cho nước ta?

A. A. Huyền Trân

Đáp án chính xác là Huyền Trân.

Công chúa Huyền Trân là con gái của vua Trần Nhân Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1301 vua Trần có chuyến du ngoạn vào Chiêm Thành. Tại đây, Trần Nhân Tông được vua Chế Mân tiếp đãi rất hậu. Trước khi ra về, ông đã hứa gả con gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân, dù lúc đó vua Chiêm đã hơn 80 tuổi. Đổi lại, Chế Mân dâng châu Ô và châu Lý (vùng đất thuộc Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế ngày nay) làm sinh lễ. Năm 1306 công chúa chính thức vào Chiêm Thành để làm dâu. Cuộc hôn phối chính trị này đã giúp lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía Nam.

B. B. Ngọc Hân

C. C. Ngọc Vạn

 

Câu 2. Ngoài Huyền Trân, triều Trần còn có công chúa nào từng chấp nhận lấy Thoát Hoan - con trai vua Nguyên để cản bước tiến của giặc?

A. A. Ngọc Bình

B. B. Ngọc Trúc

C. C. An Tư

Đáp án chính xác là An Tư.

An Tư công chúa được cho là con gái út của vua Trần Thái Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1285, Hốt Tất Liệt phong con trai (Thoát Hoan) làm Trấn Nam vương, dẫn đại quân tiến vào xâm lược nước ta. Giai đoạn đầu, với sức mạnh vượt trội, quân Nguyên giành thế áp đảo trên chiến trường. Trong tình thế nguy cấp, An Tư công chúa đã tự nguyện hy sinh thân mình để cản bước tiến của giặc bằng cách kết hôn với Thoát Hoan, tạo điều kiện cho vua tôi nhà Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

 

Câu 3. Nàng công chúa nào của chúa Nguyễn đã góp công mang về cho nước ta vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay?

A. A. Như Mai

B. B. Ngọc Vạn

Đáp án chính xác là Ngọc Vạn.

Công chúa Ngọc Vạn (công nữ Ngọc Vạn), là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II, chúa Sãi gả Ngọc Vạn cho ông, và bà trở thành hoàng hậu Chân Lạp với tước hiệu Brhat Mae Samdach Brhat Bhagavati Amara Deva Thida. Lợi dụng mối quan hệ này, năm 1623, chúa Sãi cử một sứ bộ, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Đàng Trong. Trong thư, chúa Nguyễn cũng đã yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn) và lập một dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay - đây là dinh điền chính thức đầu tiên trên đất Chân Lạp).

C. C. Ngọc Trúc

 

Câu 4. Ngoài Ngọc Vạn, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn gả người con gái nào cho vua Chân Lạp để bình ổn bờ cõi phía Nam?

A. A. Ngọc Dao

B. B. Ngọc Trâm

C. C. Ngọc Khoa

Đáp án chính xác là Ngọc Khoa.

Nguyễn Phúc Ngọc Khoa là con gái thứ 3 của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Bà là em gái công chúa Ngọc Vạn. Cũng giống như chị mình, vì lợi ích của dân tộc, của dòng họ, bà đã chấp nhận “làm dâu xứ người”. Theo sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, năm Tân Mùi (1631), bà (Ngọc Khoa) được đức Hy Tông (Sãi Vương) gả cho vua Chiêm Thành là Po Rômê. Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó chúa Trịnh, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

 

Câu 5. Nàng công nữ nào đã lấy chồng người Nhật Bản để mở ra tình giao hảo giữa hai nước?

A. A. Ngọc Trúc

B. B. Ngọc Khuê

C. C. Ngọc Hoa

Đáp án chính xác là Ngọc Hoa.

Công nữ có họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, theo tài liệu và sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, bà là con gái nuôi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, Công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai sang buôn bán Hội An (Quảng Nam). Một năm sau, bà theo chồng về Nhật sống và mất năm 1645. Sau khi qua đời, bà được an táng tại chùa Daioji ở thành phố Nagasaki. Hiện nay, tại bảo tàng Nagasaki vẫn còn lưu giữ chiếc gương soi của Công nữ Ngọc Hoa. Ngoài ra, lễ hội Okunchi mở hằng năm ở Nagasaki (từ ngày 7 đến 9 tháng 10) có đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn. Cuộc hôn nhân này đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Đàng Trong và Nhật Bản lúc bấy giờ.

Tiểu Uyên

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.

Bạn biết gì về Uzbekistan - quê hương đối thủ của đội tuyển U23 Việt Nam?

Bạn biết gì về Uzbekistan - quê hương đối thủ của đội tuyển U23 Việt Nam?

Những cầu thủ đội tuyển U23 Uzbekistan - đối thủ của đội tuyển U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 Châu Á - được sinh ra tại một đất nước vô cùng tươi đẹp và tráng lệ.

Có bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng Tổng tiến công Tết Mậu Thân?

Có bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng Tổng tiến công Tết Mậu Thân?

Bạn biết những gì về sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?

Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?

Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.

Ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?

Ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”? Ai là người ôm bộc phá mở đường máu tiến sâu vào Tân Sơn Nhất?...

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…