Hệ thống này thậm chí có thể xác định các mục tiêu giả đánh lừa radar đang bay với tốc độ siêu thanh. Một Mach tương đương 1.192km/h. Tốc độ lớn hơn Mach 5 gọi là cực siêu thanh. Như vậy, Mach 20 đạt được khi một vật thể bay với tốc độ 23.040km/h, cho phép nó bay quanh Trái đất dọc theo đường xích đạo trong khoảng 1 giờ 44 phút.

Dự án nghiên cứu công nghệ radar trên thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Các bài kiểm tra mô phỏng trên mặt đất cho thấy hệ thống có sai số chỉ 28 cm trong việc ước tính khoảng cách của một tên lửa đang di chuyển với vận tốc gần 7 km/s, và đạt độ chính xác lên tới 99,7% khi ước tính tốc độ của tên lửa. 

B 21 Raider 1.jpg
Máy bay ném bom tàng hình B21-Raider của Không quân Mỹ có tốc độ tối đa gần 0,78 Mach. Ảnh: EAT

Đây là những kết quả chưa từng có do việc tạo và phân tích tín hiệu với độ chính xác cao đòi hỏi các electron phải di chuyển với tốc độ cực cao - yếu tố có thể dẫn đến khả năng làm cháy bảng mạch.

Bằng cách tích hợp laser vào radar, nhóm nghiên cứu đã có thể truyền thông tin giữa các bộ phận chính trong hệ thống với tốc độ ánh sáng. Do đó, hệ thống radar có thể tạo ra và xử lý tín hiệu vi sóng phức tạp hơn nhiều so với trước đây, cho phép đo chính xác các vật thể có tốc độ cực cao.

Giáo sư Zheng, chủ nhiệm dự án cho biết, radar quang tử vi sóng mới do nhóm của ông chế tạo có phạm vi hoạt động hơn 600 km.

Công nghệ radar tương lai

Với trọng lượng nhẹ và kích cỡ nhỏ, radar quang tử vi sóng thích hợp để trang bị cho tên lửa phòng không hoặc máy bay. Một số chuyên gia quân sự nhận định đây sẽ là công nghệ chính được sử dụng cho các radar kiểm soát hoả lực thế hệ mới.

Hồi tháng 3, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa siêu thanh từ trên không tại đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương. Washington và Bắc Kinh cũng cạnh tranh quyết liệt về vũ khí siêu thanh.

Chinas DF 17 Hypersonic Missile.jpg
Tên lửa siêu thành DF17 của Trung Quốc. Ảnh: EAT

Việc đánh chặn vũ khí siêu thanh khó hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo truyền thống. Tên lửa siêu thanh không chỉ bay nhanh hơn mà thậm chí có thể đổi hướng bay giữa chừng, cho phép chúng xuyên thủng mạng lưới phòng thủ tên lửa của đối phương.

Dù các loại tên lửa đánh chặn và vũ khí laser hiện nay có khả năng tiêu diệt vũ khí siêu thanh đang bay tới, nhưng chúng cần các thông số vận tốc và vị trí mục tiêu chính xác để có thể đánh chặn thành công.

Theo báo cáo được công bố năm ngoái bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở ở Washington, một trong những vấn đề nan giải nhất đối với Lầu Năm Góc là làm sao có được radar kiểm soát hỏa lực có thể theo dõi các mục tiêu siêu thanh với độ chính xác cao cho các hệ thống phòng thủ tên lửa.

“Nếu bạn có dữ liệu chính xác hơn, bạn có thể sử dụng thiết bị đánh chặn một cách hiệu quả mà không cần huy động nhiều tài nguyên”, Masao Dahlgren, tác giả báo cáo của Dự án Phòng thủ Tên lửa CSIS, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Spacenews.

Một thách thức khác do các mục tiêu di chuyển tốc độ cao tạo ra là sự xuất hiện của hình ảnh bóng mờ trên màn hình radar, với những "mục tiêu giả" thường nhiều hơn mục tiêu thật.

Dựa trên công nghệ laser, hệ thống radar mới mà Trung Quốc phát triển, có thể gửi tín hiệu đồng thời 3 dải vi sóng. Khi kết hợp với thuật toán so sánh tín hiệu ở các tần số khác nhau, hệ thống có thể loại bỏ hoàn toàn sự gây nhiễu của mục tiêu giả, từ đó nâng cao độ chính xác phát hiện mục tiêu. 

(Theo SCMP, EAT)