Cho rằng Công ty WMC không ký hợp đồng lao động chính thức với mình là không đúng quy định pháp luật, ông Fields đã làm đơn kiện ra tòa, yêu cầu bồi thường gần 10 tỷ đồng.
Vạn Thịnh Phát của đại gia Trương Mỹ Lan "khủng" cỡ nào?
Đại gia Trương Mỹ Lan và sự bí ẩn của tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Ngày 26/9, TAND quận 1 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ kiện liên quan đến hợp đồng lao động giữa nguyên đơn là ông Anthony James Fields (46 tuổi, quốc tịch Anh) và bị đơn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Bất động sản Windsor (WMC).
WMC là đơn vị quản lý tòa nhà Times Square |
Theo hồ sơ vụ kiện, ngày 23/4/2015, ông Fields nhận được thư mời của WMC vào làm việc tại vị trí quản lý tòa nhà Times Square và Union Square. Thời gian thử việc là 3 tháng, từ 20/8/2015 đến 20/11/2015. Theo thỏa thuận, trong thời gian thử việc, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng, bằng cách thông báo cho bên kia trước 1 tháng.
Hết thời gian thử việc, WMC không đưa ra đánh giá kết quả cũng như không ký hợp đồng chính thức với ông Fields. Đến ngày 26/11/2015, WMC mới gửi thông báo cho ông Fields có nội dung thử việc không đạt yêu cầu và không nhận vào làm việc.
Không đồng ý với ý kiến này của WMC, ông Fields đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu công ty giải trình và thu hồi quyết định. Do phía WMC không có động thái giải quyết nên ngày 29/7/2016, ông Fields đã làm đơn khởi điện đến TAND quận 1.
Tại tòa, nguyên đơn yêu cầu phía WMC phải bồi thường gần 10 tỷ đồng cho nhiều khoản thiệt hại. Trong đó có khoản tiền hơn 9 tỷ đồng cho những ngày ông Fields không được làm việc, từ 20/10/2015 đến ngày 26/9/2018.
Tuy nhiên, phía bị đơn cho rằng, trong quá trình thử việc ông Fields không hoàn thành công việc theo thỏa thuận, không tuân thủ thời gian làm việc cũng như vi phạm quy định về chấm công, nên không tiếp tục ký hợp đồng lao động chính thức.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên bác hầu hết yêu cầu của nguyên đơn. Phía ông Fields cho biết, không đồng tình với bản án này và sẽ tiếp tục kháng cáo lên TAND TP.HCM.
Được biết, WMC là đơn vị quản lý nhiều nhà hàng, khách sạn, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như: Times Square, Union Square,Winsor Plaza, An Đông Plaza…
Khắc Thành
Siêu dự án 6 tỷ USD của Vạn Thịnh Phát được điều chỉnh hệ số giá đất
UBND TP.HCM vừa phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị Saigon Peninsula tại phường Phú Thuận, quận 7.
Đế chế Vạn Thịnh Phát và sự bí ẩn trong ‘giỏ hàng’ tỷ USD
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu khối đất vàng đồ sộ ở TP.HCM thông qua các thương vụ thâu tóm. Tuy nhiên giá trị khai thác các dự án này chưa đáng là bao khiến nhiều người bất ngờ.
Đại gia Trương Mỹ Lan và 'đế chế' Vạn Thịnh Phát đang toan tính gì?
Thâu tóm hàng loạt siêu dự án rồi để “trùm mền”, động cơ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên thị trường địa ốc TP.HCM đang là một ẩn số vô cùng bí hiểm.
Đại gia Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát chiếm 1/3 đất vàng phố đi bộ Sài Gòn
Satra là chủ đầu tư Thương xá Tax, Vạn Thịnh Phát trúng thầu khu tứ giác vàng. Những khu đất đắt đỏ nhất nước trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ thuộc về vài tập đoàn hùng mạnh.
Bà Lan Vạn Thịnh Phát: Những bí ẩn xoay quanh 'bóng hồng' quyền lực
Vạn Thịnh Phát là tập đoàn bề thế nhưng rất kín tiếng khi thông tin về tập đoàn cũng như bà chủ của nó - Trương Mỹ Lan được tiết lộ là vô cùng hiếm hoi.