- Từ ngày vào nghề kiểm soát viên không lưu, đã 24 năm, chàng trai Hà Nội Trương Hiệp Hòa chưa một lần được về quê sum họp lúc Tết đến, xuân về, bởi những ngày đó, anh vẫn miệt mài với các chuyến bay.
Bật khóc đêm giao thừa
Kiểm soát viên không lưu (KSVKL) không được nhiều người biết đến như phi công hay tiếp viên hàng không, nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến bay.
Anh Trương Hòa Hiệp (43 tuổi), Kiêm phó trưởng Trung tâm kiểm soát bay đường dài ACC TP.HCM, khẳng định: “Làm trong ngành hàng không như chúng tôi phải xác định là không bao giờ có ngày lễ, Tết”.
Anh Trương Hoà Hiệp |
Khi người người nhà nhà sum họp chờ thời khắc giao thừa thì những KSVKL vẫn cần mẫn, bám trụ với công việc.
Họ là những người có nhiệm vụ làm cầu nối đưa những chuyến bay đi/đến đích an toàn, giúp mọi người sum họp, đoàn viên. Vì đặc thù công việc họ phải đón Tết ngay tại cơ quan.
Anh Hòa kể: “Công việc ngày Tết của chúng tôi áp lực hơn bình thường, tình trạng cao điểm kéo dài liên tục. Ngày thường khi máy bay đến, đi nhiều chỉ trong một khoảng thời gian nhất định rồi vãn bớt nhưng ngày lễ, Tết tình trạng này kéo dài suốt ngày, đêm. Anh em chúng tôi phải căng sức để làm”.
Anh Trương Hòa Hiệp vào nghề từ năm 1993, đến nay đã 24 năm chưa một lần nào anh được ăn Tết bên cha mẹ.
“Tôi quê Long Biên, Hà Nội nhưng lập gia đình và sinh sống ở Sài Gòn. Từ ngày vào nghề, tôi chưa một lần được về quê ăn Tết cùng bố mẹ. Các năm, tôi đều ăn tết ở cơ quan. Hầu như KSVKL nào cũng như thế, chỉ có trường hợp rất đặc biệt mới được về”.
Công việc của KSVKL vào ngày Tết rất áp lực |
Vợ anh làm cùng ngành nên họ rất hiểu và thông cảm cho nhau. Anh có 2 con (18 và 13 tuổi), những ngày cuối năm bận rộn cả 2 vợ chồng đều tranh thủ phân ca và dành thời gian lo cho các con. Nhiều lúc quá bận, họ đành nhờ sự giúp đỡ của ông bà ngoại.
“Nhớ nhất là năm đầu tiên, khi vừa qua tuổi 20, phải đón Tết ở Sài Gòn, không được về cùng gia đình, tôi buồn lắm. Đêm giao thừa, là một nam nhi mà tôi cũng bật khóc vì tủi thân”, anh Hiệp chia sẻ.
“Những ngày Tết như bây giờ, chỉ dẫn máy bay an toàn, không trễ giờ, không xảy ra sự cố là chúng tôi vui lắm”, anh nói thêm.
Không có thời gian nghe chúc Tết
Chị Ngô Thị Hoa (40 tuổi), 18 năm làm nghề KSVKL tại Trung tâm kiểm soát bay đường dài TP.HCM cũng cho hay, trong dịp cao điểm Tết, mật độ máy bay rất đông, lúc cao điểm có tới 100 chuyến bay hoạt động trong vùng FIA HCM.
18 năm làm KSVKL chưa năm nào chị Hoa được đón Tết cùng gia đình |
Dù mệt nhưng KSVKL phải luôn cẩn thận để đưa ra huấn lệnh bay chuẩn xác trong từng động tác, không để xảy ra sai sót dù nhỏ nhất.
18 năm làm KSVKL chưa năm nào chị Hoa được đón Tết cùng gia đình. Đêm giao thừa khi mọi người sum họp thì chị và các đồng nghiệp phải tập trung điều hành hoạt động bay để các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất an toàn.
“Chúng tôi còn không có thời gian nghe lời chúc Tết từ gia đình, bạn bè”, chị Hoa ngậm ngùi.
Dịp Tết, giờ nghỉ lao chị Hoa cũng phải phụ giúp đồng nghiệp |
Chị kể tiếp, Tết ở Trung tâm ACC TP.HCM rất đơn giản. Cơ quan chuẩn bị bánh chưng và một ít kẹo, bánh. Thời khắc đầu tiên của năm mới, họ chúc mừng, ăn với nhau miếng bánh, cái kẹo trong giờ nghỉ lao rồi ai nấy lại lao vào làm việc.
CSGT kiểm soát vùng trời, căng mắt phân luồng máy bay
Cao điểm Tết, mỗi ngày sẽ có hơn 800 chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Các kiểm soát viên không lưu lại hết sức bận rộn.
Máy bay ngập trên không và đường băng tại Tân Sơn Nhất
Do lượt khách vượt 30% so với công suất thiết kế, máy bay ở Tân Sơn Nhất thường phải chờ cất - hạ cánh, dẫn tới cảnh ùn tắc cả trên không lẫn dưới đường băng.
Thứ trưởng Giao thông lì xì hành khách đi máy bay
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đến chúc Tết các đơn vị ngành hàng không và hành khách đi máy bay.
Vật vờ chờ chuyến bay lúc 2h sáng ở Tân Sơn Nhất ngày 27 Tết
Những ngày cận Tết, tình trạng kẹt xe, quá tải khu vực làm thủ tục ở sân bay khiến nhiều hành khách lo sợ không kịp lên máy bay về quê đón Tết. Vì vậy, họ đến sân bay từ mờ sáng, tạo nên cảnh nằm, ngồi vật vờ...