Du khách đến Huế thường thấy lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn đều có những rừng thông nhỏ xinh quanh năm gió thổi vi vu, tạo môi trường xanh mát.

{keywords}
"Cụ" thông hơn 200 tuổi với dáng độc, lạ bên Thế Miếu, Hoàng cung Huế.

Những rừng thông này đem lại cho nơi đây sự kiêu hãnh, lại vừa toát lên vẻ thâm nghiêm, u tịch của chốn yên nghỉ nghìn thu bậc đế vương năm nào.

Các rừng thông ấy đều do bàn tay con người tạo nên, trong đó có cây do đích thân các vua chúa nhà Nguyễn tự tay trồng.

Sở dĩ, thông được chọn trồng tại các lăng tẩm, đàn tế bởi người xưa quan niệm rằng cây thông với dáng thẳng đứng, vút cao như khí chất của người quân tử, hiên ngang, chính trực, tài trí, khôn ngoan.

Hiện nay, trong Hoàng cung Huế, nằm cạnh Thế Miếu, có một cây thông phá vỡ quy luật sinh trưởng của giống loài. 

Nhiều người đã phải ngạc nhiên với thế phát triển của cây thông này. Trong khi các cây thông khác đều phát triển thẳng đứng thì cây thông này lại uốn lượn như thân rồng, ngọn tỏa ra nhiều nhánh như đuôi phượng.

Cũng chính bởi sự độc, lạ mà rất nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung phải dừng lại bên cạnh "cụ" thông già này để ngắm nhìn và chụp ảnh kỷ niệm.

{keywords}
Hình ảnh cây thông được chụp cách đây chừng 100 năm (ảnh tư liệu).

TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế, người trước đây từng là Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và có gần 30 năm gắn bó với nơi đây cho biết, chưa có tài liệu nào ghi đích xác thời gian và người đã trồng cây thông này.

Tuy nhiên, từ các tư liệu lịch sử cho thấy, cây thông này đã xuất hiện trong Đại Nội Huế ít nhất 200 năm.

Theo ông Hải, cây thông cổ này tương truyền là do chính tay vua Minh Mạng, vị vua thứ 2 của triều Nguyễn trồng khi cho xây dựng Thế Miếu.

Thế Miếu (Thế Tổ Miếu) là di tích nổi tiếng trong Đại Nội Huế là nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn.

Di tích này được xây dựng trong những năm 1821 - 1922 thời vua Minh Mạng. Dưới thời Pháp thuộc (1884 - 1954), miếu chỉ thờ 7 vị vua triều Nguyễn gồm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh và Khải Định.

Đến năm 1959 miếu thờ thêm 3 vị vua nhà Nguyễn yêu nước là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân. 

{keywords}
Thân cây uốn lượn như hình rồng, tán xoè như đuôi phượng.

Về hình dáng đặc biệt của cây, theo phỏng đoán của TS Phan Thanh Hải, do được trồng ở Thế Miếu, nơi được xây dựng để thờ các vị vua triều Nguyễn nên có thể vua Minh Mạng đã chọn cây thông có dáng kỳ dị ngay từ đầu để trồng. Cũng có thể, ông tự tay hoặc sai người uốn cây sao cho ra dáng hình con rồng đang uốn mình bay lên trời xanh vì rồng là biểu tượng của vua.

Với sự độc đáo và mang trong mình nhiều bí ẩn, “cụ” thông được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dựng giá đỡ và bảo vệ nghiêm ngặt.

Quang Thành

Chiêm ngưỡng cây mộc hương ‘độc nhất’, khách trả gần 2 tỷ chủ chưa gật đầu

Chiêm ngưỡng cây mộc hương ‘độc nhất’, khách trả gần 2 tỷ chủ chưa gật đầu

Sau 7 năm "theo đuổi" cây mộc hương ở Lâm Đồng, anh Đặng Minh Trung (chuyên săn cây cảnh ở Nghệ An) đã thuyết phục được chủ nhân sang nhượng.