- Hiện tượng “chứng khoán tuyển sinh” đã từng diễn ra 13 năm trước. Cùng với đó là những thay đổi từ việc áp dụng công nghệ thông tin để hiển thị nhiều “con số biết nói” về giáo dục.
Dưới đây là chia sẻ của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) Quách Tuấn Ngọc về hậu trường tuyển sinh theo phương thức “3 chung”, kéo dài 12 năm, từn ăm 2003. Những câu chuyện này vẫn còn mang lại bài học cho kỳ tuyển sinh năm nay.
“Sàn chứng khoán xét tuyển”
Kỷniệm đầu tiên là hình ảnh rất ấn tượng về sàn chứng khoán xét tuyển tập trung khoảng 400 trường ĐH, CĐ về hội trường C2- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với từng ấy cái máy tính.
Khi đó, Bộ GD-ĐT quy định 80% chỉ tiêu dành cho nguyện vọng 1 (NV1), còn 20% dành cho NV2 và NV3. Sau vài tháng thử làm phần mềm, tôi kết luận là không thể xẩy ra chuyện 80-20 như vậy được. Kết quả tại phiên giao dịch ở hội trường C2 là vỡ trận, rối tinh rối mù không biết đằng nào mà lần. Thứ trưởng Trần Văn Nhung cầm micro dí vào tay tôi: "Anh giao toàn quyền cho chú".
Ảnh lưu trữ: "Sàn chứng khoán 2002" nằm trong ngăn kéo sau 13 năm. |
Xương sống lạnh buốt (theo nghĩa đen). Ít phút trấn tĩnh lại vì biết nếu chết là chết cả "lũ", rồi tôi cầm mic: “Bây giờ nghe tôi, quân lệnh như sơn, cấm cãi! Bây giờ xoá hết dữ liệu đi và làm lại theo hướng dẫn của tôi”.
15 phút sau, cả hội trường hân hoan trao đổi được dữ liệu để xét tuyển. Nhưng cái chuyện 80-20 thì không thể xẩy ra vì đó chỉ là chuyện tưởng tượng chính sách trên giấy.
Bài học kinh nghiệm năm đó là không nên đẻ ra chính sách không khoa học, khônglogic. Đó là cái tỷ lệ 80%-20%.Chuyện thứ hai: Phổ điểm lần đầu gây sốc
Sau khi có điểm, tôi và anh Trần Văn Nhung (cũng là dân chuyên toán A0) ngồi với nhau nên tư duy toán ngay: Vẽ đồ thị phân bố điểm! Thuật ngữ “phổ điểm” tôi sáng tác ra từ đấy. (Tôi là dân gốc vô tuyến điện nên quen với phổ tần số là phân bố năng lượng theo tần số. Còn đây là phân bố số lượng thí sinh theo điểm).
Ngày công bố phổ điểm qua tạp chí PC World Việt Nam, cả xã hội choáng về tổng quan chất lượng thi ĐH.
Chuyện thứ ba: Bản đồ Việt Nam vẽ theo kết quả thi của từng tỉnhMột chút tự hào chính đáng là các tác phẩm này thuộc này “độc nhất vô nhị” trên thế giới.
Năm 2005, tôi đi công tác đồng bằng sông Cửu Long với Thứ trưởng Bành Tiến Long. Thật lạ, lãnh đạo các tỉnh lại rất quý tôi và cứ cảm ơn về mấy cái bản đồ cùng thứ hạng mà chúng tôi làm lộ ra sự thật về kết quả thi của họ là rất kém.
Thí dụ, tỉnh An Giang từ chỗ xếp chót hạng, nay đã nhẩy lên tầm thứ dưới 30/64 tỉnh. Quá ấn tượng về sự thay đổi thứ hạng này.
Chuyện thứ tư: Tra cứu đề thi đáp án và điểm thi trên mạng
Trước đó, thí sinh đều phải đến trường ĐH nơi dự thi để tra điểm. Tốn kém và bất tiệnlà điều quá rõ ràng.
Năm đó, 2002, tôi rất muốn đưa lên mạng Internet để tra cứu và đã được anh chị em bên VDC giúp sẵn.
Đầu tiên là việc đưa đề thi và đáp án. Nhưng để có đề thi và đáp án đưa lên mạng thì lại rất khó vì những người làm đề trong khu làm đề không muốn.
Thôngcảm vì họ sợ áp lực. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Thứ trưởng Trần Văn Nhung và Vụ trưởng Bành Tiến Long thì rất ủng hộ. Anh Hiển bèn nhắn vào khu làm đề là đưa ra để Ban chỉ đạo thi ngoài này xem tham khảo rút kinh nghiệm và kiểm tra lại.
Tôivà anh Long vào khu làm đề lấy đề và đáp án ra. Như vớ được vàng. Tối đó, 19h00, bản tin Thời sự VTV đưa ngay tin đầu (quan trọng phết). Sau 15 phút sập mạng luôn.
Tại sao là 15 phút mà không là 5 phút? Đó là vì lúc đó khái niệm Internet là còn khá xa vời với dân chúng nên dân ta (phụ huynh, thí sinh) còn phải lọ mọ đi tìm chỗ, tìm quán Internet mà tra cứu chứ không như bây giờ ngồi đâu cũng tra được.
Ngay trong đêm đó, VDC huy động cán bộ dichuyển thêm 8 servers mạnh nhất về. Sáng hôm sau, mọi chuyện lại vui vẻ, mạng thông. Ngày đó tuy bị sập mạng nhưng cả xã hội không ai kêu ca, mà không chỉ thấy vui mà phải nói là rất vui.
Ngành viễn thông thì mừng vì từ nay khôngcòn chuyện phải phát quảng cáo về chuyện dùng Interrnet trên các báo và VTV nữa (đỡ khối tiền đấy). Dọc đường, xuất hiện các biển quảng cáo "Ở đây có dịch vụ tra cứu điểm, tra cứu đề thi đáp án". Hội nghị ngành viễn thông mọi người cũng vui vì nhìn thấythị trường người dùng Internet rất lớn. Kể từ đó, VDC luôn luôn đồng hành cùngchúng tôi làm việc này, cho đến 2014.
Chuyện thứ năm: "Ba chung" ở đâu ra?Một lần, tôi được triệu tập đến họp rất khẩn. Đến nơi, mọi người mới kể đi họp báo cáo Thủ tướng về chuyện thi tuyển sinh. Thủ tướng Phan Văn Khải lúc giải lao cứ đi đi lại lại rồi quay ra hỏi: "Sao lại để mấy trăm trường tự ra đề nhỉ? Lãng phí thế? Sao không tập trung một nơi ra đề cho tiết kiệm" (Đại để ý tứ là vậy). Thế là xoay sang ra đề chung. Mà đã ra đề chung thì đẻ thêm dùng chung kết quả, chung đợt xét tuyển.
Chuyện thứ sáu: Cam go "ba chung"
Lo lắng hiện lên trên khuôn mặt mọi người. Thứ trưởng Trần Văn Nhung, trưởng ban chỉ đạo thi, về nhà dặn vợ con chuẩn bị tinh thần đón sự cố của chồng.Vì lúc đó đã có gì đâu. Lo nơm nớp làm: Quy trình, quy chế, ban đề, phương tiện, dư luận xã hội...
Các anh nay đã hưu hoặc chuyển việc hết khi đến tuổi hưu. Ở Bộ, nay 2015 tôi là người cuối cùng "rút khỏi trận địa".
Những ngày thành công sau thi thì cả xã hội nhìn anh em thiện cảm lắm.
Một tháng sau công bố điểm thi, xã hội phấn khởi và đặc biệt không có nghẽn mạng gì cả. Lúc này chỉ có VDC cùng Trung tâm CNTT công bố điểm. Những năm sau, các báo tham gia vào công bố điểm, lại càng vui. Những ngày ấy, làng báo vui như Tết.
(còn tiếp)
- Quách Tuấn Ngọc (Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD-ĐT)