Ngồi bên ấm trà nóng, ông Nguyễn Hữu Thời (SN 1957, trú TP Hạ Long) nhớ lại những ngày đầu tiên mình nhen nhóm ý định phủ xanh cánh rừng phía Tây của thành phố biển.

Ông kể, ngày trước gia đình ông sống trong ngôi nhà nhỏ ở phường Việt Hưng, gần núi Quạt Mo, ngày ngày mở mắt ra là thấy ngọn núi xinh đẹp. Sau những buổi cắp sách đến trường, ông lại tới chân núi Quạt Mo chơi, lòng đau đáu phải giữ bằng được cánh rừng của quê hương.

Năm 1981, sau khi học xong đại học, chàng trai 24 tuổi với hoài bão được đi nhiều nơi, tiếp cận nhiều nền văn hoá thế giới đã xin vào Công ty Vận tải biển Quảng Ninh làm thuỷ thủ đoàn.

Trong những chuyến chở hàng đến châu Âu, ông Thời nhận thấy mặc dù nền kinh tế phát triển nhưng đất nước họ vẫn giữ được những cánh rừng nguyên sinh, những ngọn núi xanh rì cây cối. 

{keywords}
Ông Nguyễn Hữu Thời hơn 2 thập kỷ giữ rừng ở núi Quạt Mo

Năm 2000, ông quyết định nhận quản lý khu rừng ở núi Quạt Mo. Đến năm 2003, ông Thời bỏ tiền mua đất có sổ rừng với diện tích 7ha tại khu vực chân núi.

"Lúc này, ngọn núi chỉ lác đác vài người trồng keo, nhưng họ trồng rồi lại chặt, tiếc lắm nên tôi quyết định mua lại của họ. Chỗ nào cây bị chặt rồi thì tôi trồng thêm thông, chỗ nào keo chưa bị chặt, tôi để lại", ông Thời nhớ lại thời điểm khởi đầu.

{keywords}
Giới trẻ tìm tới để trải nghiệm thiên nhiên trong lành ở cánh rừng nơi ông Thời chăm sóc, gìn giữ

Đến năm 2005, than thổ phỉ hoạt động rầm rộ, phức tạp. Xung quanh núi Quạt Mo hầm lò khai thác than tự phát nhiều như tổ mối. Cây bị chặt trộm làm kèo chống lò. Ông tăng cường tuần tra, đồng thời tới tận từng lò than thổ phỉ để khuyên nhủ không được chặt cây. Những chỗ bị chặt hạ, ông mua cây con trồng lại, vun vén ngay gốc cây đã bị kẻ gian 'hạ sát'.

{keywords}
Những khu vực đất trống đang được ông Thời cho trồng cây con

Từ đó, ngày càng nhiều diện tích rừng của người dân được ông Thời mua lại. Tới nay, nhiều cây thông cao lớn một người ôm không xuể. Mọi người thắc mắc ông bỏ tiền ra mua nhưng chưa thấy 1 lần chặt bán, ông chỉ đáp lại bằng nụ cười.

{keywords}
Đường lên đỉnh núi Quạt Mo rợp bóng cây xanh

"Tôi xác định mua lại sẽ không bán, quyết giữ lại khu rừng, đó là một phần lá phổi thành phố. Tôi có thêm đam mê trồng rừng, nghiên cứu về lịch sử, vị trí, tầm nhìn và góc nhìn của ngọn núi", ông Thời tâm sự.

Trăn trở của người gác rừng phía Tây

Qua nghiên cứu của ông Thời, từ trên đỉnh núi Quạt Mo có thể nhìn trọn tầm mắt về mọi hướng như vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà (Hải Phòng), khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, núi Yên Tử và chùa Lôi Âm.

Với kiến thức về phong thuỷ và tín ngưỡng phồn thực của mình, ông Thời phát hiện ra nhiều địa điểm ở núi Quạt Mo rất đắc địa hướng tới sự đoàn kết, hạnh phúc mà ít nơi có được, nhiều hòn đá tự nhiên có hình thù đặc biệt.

{keywords}
Một nhóm bạn trẻ muốn trải nghiệm núi Quạt Mo được ông Thời dẫn đường

Cũng vì thiên nhiên nơi đây còn sơ khai, không bị tác động nên hiện nay nhiều nhóm bạn trẻ, có cả người nước ngoài tìm tới để trải nghiệm, để được đắm chìm trong không gian xanh mát, trong lành của khu rừng phía Tây của TP Hạ Long.

Những lúc như vậy, mặc dù đã có tuổi, ông Thời vẫn nhiệt tình băng đường rừng làm hướng dẫn viên.

{keywords}
Mất khoảng 1,5 giờ để đi bộ từ chân lên đến đỉnh núi Quạt Mo

Sau hơn 2 thập kỷ bảo vệ, phủ xanh núi Quạt Mo, ngày 4/2/2020, UBND TP Hạ Long có thông báo thu hồi đất ở phường Việt Hưng để thực hiện dự án căn cứ chiến đấu số 1. Khu đất rừng ông Thời quản lý cũng nằm trong diện thu hồi và được điền bù với giá 1,6 tỷ đồng cho 19,9ha.

{keywords}
Những tảng đá với hình thù đặc biệt trên đỉnh núi Quạt Mo là địa điểm chụp ảnh của giới trẻ tìm tới đây

"Từ lúc nhận thông báo, tâm trạng tôi rất buồn. Phần vì sắp phải rời xa đứa con tinh thần của mình nuôi dưỡng bao năm, phần vì tôi lo cảnh quan thiên nhiên ở đây sẽ bị tác động không còn như trước, những cánh rừng lại thiếu đi màu xanh", ông Thời trầm tư bộc bạch.

Phạm Công

Xôn xao bộ sưu tập 10 cây mai vàng ở miền Tây đạt kỷ lục thế giới

Xôn xao bộ sưu tập 10 cây mai vàng ở miền Tây đạt kỷ lục thế giới

Những ngày qua, giới chơi mai vàng ở miền Tây xôn xao khi “bộ sưu tập 10 cây mai vàng ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp)” đạt kỷ lục thế giới.