Đà Lạt bây giờ có hàng trăm quán cà phê khác nhau, được bài trí kì công và sáng tạo vô vàn góc "sống ảo" để phục vụ du khách check-in. Dẫu vậy, giữa thành phố du lịch này, vẫn còn đó những quán cà phê chẳng thiết tha biển hiệu, chẳng cầu kì trang trí, sử dụng toàn những đồ dùng đã có tuổi đời hàng chục năm - nhưng vẫn hút hàng trăm khách mỗi ngày.
Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11, Đà Lạt bước vào thời điểm cuối thu - đầu đông. Sáng sớm, thành phố chìm trong sương mờ, nhiệt độ chỉ 14 - 16 độ C. Nhiều du khách trùm kín trong chiếc chăn dày vẫn co ro vì lạnh. Ấy vậy mà không ít người vẫn "lấy hết dũng khí", rời chiếc chăn ấm trong khách sạn, lái xe máy rong ruổi ngắm hồ Xuân Hương, vòng qua khu Hòa Bình để trải nghiệm cà phê vợt nơi góc chợ.
"Muốn cảm nhận được cái tình, chất riêng của Đà Lạt thì phải ra đường trong buổi sớm mai. Ở đó, có một Đà Lạt đúng là Đà Lạt: Bình yên, xưa cũ và đầy hoài niệm", một nữ du khách trẻ đến từ Sài Gòn vừa nhâm nhi ly cà phê vừa chia sẻ.
Cà phê vợt được xem là đặc sản của thành phố sương mù. Thay vì sử dụng phin, cà phê nguyên chất được cho vào một chiếc vợt nhỏ hoặc túi mỏng, nhúng vào nồi nướng sôi cho ra hết cà phê, rồi rót ra ly. Ngoài cái tên cà phê vợt, người Đà Lạt còn gọi đây là cà phê kho
Quán mở bán từ 3h30 sáng tới 12-13h trưa hàng ngày. Thời điểm 3-4h sáng, quán phục vụ chủ yếu là những vị khách vừa đi xe đò tới Đà Lạt, chưa kịp tới khách sạn nhận phòng. Cà phê cô Lan trở thành nơi họ nghỉ chân, ngồi nhâm nhi cà phê, chờ trời sáng
Có thể cà phê ở đây không ngon xuất sắc và cũng không ít du khách tìm tới vốn chẳng phải người mê cà phê nhưng điều thu hút họ là không khí rất Đà Lạt
=>> Xem đặc sản Đà Lạt vừa ngon vừa rẻ