Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Tô Văn Hùng cho biết, bất kể TP nào khi xây dựng và phát triển luôn phải đối diện với vấn đề môi trường. Trong đề án luôn xác định rất rõ trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp.

Ông Hùng cho rằng, dù TP bỏ ngân sách lớn để đầu tư các công trình nhưng không có sự chung tay của doanh nghiệp và người dân thì đề án hay như thế nào đi nữa cũng không thể thành công.

“Nếu chúng ta làm rất nhiều việc mà các doanh nghiệp vẫn cố tình sai phạm, người dân không cùng chung tay để giữ gìn môi trường sống của chính họ thì cho dù TP có nhiều dự án, công trình hay có bao nhiêu tiền đi chăng nữa vẫn không thể giải quyết được”, ông Hùng nói.

{keywords}
Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Tô Văn Hùng

Theo ông Hùng, hiện nay quy định xử phạt hành chính vi phạm liên quan đến vấn đề môi trường đã có. Tuy nhiên, vị này thừa nhận làm thế nào để phạt được là vấn đề không đơn giản.

“Hiện nay chúng tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp và xin ý kiến chủ trương của TP như thông qua hệ thống camera phát hiện vi phạm, hay mua tin người dân phản ánh có hình ảnh gửi chúng tôi để có căn cứ xử lý và người phản ánh sẽ có mức thưởng nào đó. Tuy nhiên nói gì đi nữa xử phạt là câu chuyện cuối cùng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức, ý thức của người dân”, ông Hùng chia sẻ.

Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết, đề án giai đoạn 2021 - 2030 với quan điểm, bảo vệ môi trường làm nền tảng xây dựng TP sinh thái, là nhiệm vụ được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết sách; phát triển hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

{keywords}
Đà Nẵng đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố môi trường

Đề án cũng đặt mục tiêu khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguồn nước, rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng các quy trình, hệ thống thông minh cho việc quản lý các nguồn tài nguyên và thiên nhiên.

Các mục tiêu cụ thể được chia thành 4 nhóm: phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; cải thiện môi trường, giải quyết các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Tổng kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2021 - 2030 hơn 15.000 tỷ đồng dự kiến từ các nguồn ngân sách Nhà nước, vốn ODA và vốn xã hội hóa.

Thông tin thêm về dự án nhà máy xử lý rác 1.000 tấn/ngày, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Tô Văn Hùng cho biết, sau khi lựa chọn nhà đầu tư đề xuất, chọn công nghệ thì hiện nay Sở đang tiến hành các bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi và đã nộp hồ sơ để Bộ TN-MT phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Cùng với đó, tiến hành thành lập hội đồng thẩm định công nghệ, thẩm định nghiên cứu khả thi trình các cơ quan. Dự kiến tháng 6/2021, sau khi phê duyệt xong báo cáo mức dộ khả thi, cũng như các thủ tục liên quan và sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Hồ Giáp

TP.HCM: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, dứt khoát không đánh đổi môi trường

TP.HCM: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, dứt khoát không đánh đổi môi trường

Chiều 14/4, UBND TP. Hồ Chí Minh gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố và các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế, văn phòng kinh tế-văn hóa, trao đổi thông tin và định hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa thành phố và các đối tác nước ngoài.