Sau 48h “cùng ăn, cùng ngủ, cùng code” dưới sự tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình của 30 mentors đến từ các công ty công nghệ trong và ngoài nước, 20 đội thi đã tập trung phát triển các ứng dụng trên di động hoặc website với những ý tưởng làm cho môi trường xanh hơn.

20 đội tham gia cuộc thi Hackathon tại DevFest 2019 khu vực miền Trung đã “cùng ăn, cùng ngủ, cùng code” liên tục trong 48 giờ dưới sự tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình từ 30 mentors

Theo đánh giá của Ban tổ chức DevFest Mien Trung 2019': Với chủ đề "Green UP! Your Code", các đội thi đã đem đến cho Hackathon năm nay những dự án hết sức sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề từ nhỏ đến lớn trong cuộc sống nhằm góp phần giảm lượng rác thải cũng như phương pháp tái sử dụng chúng vào trong sinh hoạt và sản xuất.

Theo Ban tổ chức, các đội thi đã đem đến cho Hackathon năm nay những dự án hết sức sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề từ nhỏ đến lớn trong cuộc sống nhằm góp phần giảm lượng rác thải.

11 nhóm xuất sắc nhất được chọn để trình bày sản phẩm của đội mình tại Ngày hội trình diễn công nghệ Demoday trước đội ngũ chuyên gia giám khảo và cộng đồng gần 700 người yêu công nghệ vào chiều ngày 13/10/2019 tại khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng.

Theo đó, 11 dự án này bao gồm: Doctor's Eyes for Plant, Về nhà đi rác, e-Ticket, Hãy Trao Cho Khách, Infinity Traffic, BipBop, OmniGreen, Môi trường xanh, FoRe, Live Noise,We collect - We share.

Mỗi đội thi sẽ có 9 phút để trình bày ý tưởng sản phẩm của mình và trả lời câu hỏi chất vấn từ Ban giám khảo. Các tiêu chí đánh giá dự án bao gồm điểm số về ý tưởng sáng tạo, điểm số về mặt kỹ thuật, điểm khả thi của công nghệ áp dụng đối với ý tưởng và mức độ hoàn thiện các tính năng của sản phẩm.

Nhóm Doctor's Eyes for Plant, 1 trong số 11 dự án sẽ trình diễn tại DemoDay để chọn ra đội thắng cuộc.

Nội dung các dự án trình diễn tại Demoday:

Doctor's Eyes for Plant: Hệ thống phát hiện bệnh cây trồng với data sử dụng bộ dữ liệu mở do Plant Village cung cấp.

Về nhà đi rác: Ứng dụng cho phép người dùng quản lý được các điểm tập kết rác, các bãi rác phát sinh, lịch trình các xe thu gom rác.

e-Ticket: Sản phẩm có khả năng tích điểm nhờ vào các hoạt động bảo vệ môi trường của người dùng và có thể sử dụng những điểm tích đó cho các dịch vụ công cộng như các bãi đỗ xe thông minh, các phương tiện di chuyển công cộng,..

Hãy Trao Cho Khách: Sản phẩm xây dựng trên các thư viện và open source của google và git hub. Sản phẩm bao gồm các tính năng như check in khuôn mặt, detect cảm xúc, giới tính, và đưa ra gợi ý cho người dùng.

Infinity Traffic: "Giải pháp về ùn tắc giao thông”, đề xuất với nhà chức trách dự đoán khả năng ùn tắc tại các nút giao thông. Đối với người dùng phổ thông: Ứng dụng hiển thị mô tả sự ùn tắc trên bản đồ (heat map) từ đó đưa ra đường đi ngắn nhất.

BipBop: BipBop là ứng dụng gọi người thu mua đồng nát đến những nơi có nhu cầu bán. Cũng như là một ứng dụng dành cho cộng đồng thanh lý đồ cũ.

OmniGreen: ứng dụng khuyến khích mọi người hãy hành động bằng cách thay đổi thói quen hằng ngày để có thể giúp hạn chế tối đa những tác nhân gây hại cho môi trường.

Môi trường xanh: Ứng dụng phân loại rác bằng hình ảnh sử dụng công nghệ máy học tự động chạy trên điện thoại thông minh.

FoRe: "FoRe được xây dựng dựa trên hai mô hình chính: người có thức ăn muốn chia sẻ có thể đăng bài và người muốn nhận có thể trực tiếp liên hệ để trao đổi.

Live Noise: Người dùng theo dõi tình trạng tiếng ồn xung quanh mình.

We collect - We share: hướng tới các đối tượng người dùng là người đóng góp ve chai, đồ dùng cũ; Tình nguyện viên là người đi thu gom; Quản lí là nơi tiếp nhận yêu cầu đóng góp, phân công thu gom và tổ chức chương trình tình nguyện.