- Tại họp báo chiều nay, Tổng thư ký QH cho hay, Chủ tịch QH có nhắc về việc trong kỳ họp, các ĐB tránh gặp gỡ, giao lưu, tiệc tùng phản cảm. Là cán bộ, đảng viên thì ĐB phải nêu gương.
Vụ nhắn tin dọa Văn phòng đoàn ĐBQH: Đề nghị Bộ Công an vào cuộc
Quốc hội bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp
Điểm sáng của nhiệm kỳ và điều các bộ trưởng 'lo sốt vó'
VietNamNet đặt câu hỏi:
Tại phiên họp UB Thường vụ QH mới đây, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các ĐB không nhận lời mời tiệc tùng của các bộ ngành trong kỳ họp. Điều này có ý nghĩa như thế nào khi QH sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh QH bầu và phê chuẩn?
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc: Chủ tịch QH có nhắc về việc trong kỳ họp, các ĐB tránh gặp gỡ, giao lưu, tiệc tùng phản cảm. Là cán bộ, đảng viên thì ĐB phải nêu gương.
Nhắc nhở của Chủ tịch QH càng có ý nghĩa tốt hơn khi kỳ họp này, QH lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn.
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc |
Liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm, chương trình dự kiến ban đầu sẽ thực hiện vào giữa kỳ họp nhưng nay đẩy lên đầu kỳ. Xin Tổng thư ký QH cho biết lý do vì sao? Phải chăng để tránh tình trạng lobby trước khi lấy phiếu tín nhiệm?
Việc lấy phiếu tín nhiệm được đẩy lên sớm, ngày 22/10 khai mạc thì ngày 24 lấy phiếu tín nhiệm.
Chúng tôi tham mưu lấy phiếu tín nhiệm trước khi chất vấn. Vì chất vấn chỉ tiến hành với một số thành viên Chính phủ có liên quan đến nội dung trong nghị quyết chuyên đề giám sát của chất vấn. Còn một số thành viên khác không có nội dung chất vấn. Chất vấn có những nội dung tốt, chưa tốt, đánh giá không công bằng.
Việc lấy phiếu tín nhiệm trước khi chất vấn là để tạo công bằng. Hơn nữa, việc đánh giá để lấy phiếu tín nhiệm không phải chỉ dựa vào phiên chất vấn mà tính từ đầu nhiệm kỳ đến giữa nhiệm kỳ.
Ngoài ra, ĐBQH còn căn cứ vào các kỳ tiếp xúc cử tri, theo dõi hoạt động của những người được lấy phiếu và đều hiểu hết hoạt động của họ.
Chúng tôi gửi toàn bộ hồ sơ đánh giá lấy phiếu tín nhiệm trước 30 ngày để ĐBQH có thời gian nghiên cứu sớm.
Trong số các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm có 18 vị là thành viên của UB Thường vụ QH. Liệu việc lấy phiếu của khối này có lợi thế hơn các khối khác?
Bản thân tôi cũng là đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm, có ưu tiên gì không tôi không biết nhưng danh sách lập như nhau.
ĐBQH đánh giá ở góc độ hoàn thành nhiệm vụ của từng chức danh. Góc độ hoàn thành nhiệm vụ của UB Thường vụ khác với Chính phủ, với Thủ tướng và ĐBQH nắm hết, không ưu tiên ai và cũng không có cơ sở gì ưu tiên ai cả. Tôi nghĩ là đánh giá công bằng.
QH sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn (trừ Chủ tịch nước và Bộ trưởng TT&TT mới được QH bầu, phê chuẩn). |
Chờ gì từ phiếu tín nhiệm
Mức độ tín nhiệm cao chính là sự ghi nhận đối với những chức danh lãnh đạo cụ thể. Anh là tư lệnh ngành, có nhiều nỗ lực thì xứng đáng được tín nhiệm cao...
Bộ Chính trị: Nghiêm cấm tiệc tùng khi được đề bạt, bổ nhiệm
Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng ăn uống, "chè chén" xa hoa, lãng phí, gây phản cảm trong dư luận xã hội.
Lấy phiếu tín nhiệm ủy viên Bộ Chính trị vào tháng 12
Hội nghị BCH TƯ lần 9 diễn ra vào tháng 12 sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban bí thư, ủy viên TƯ.
Phiếu tín nhiệm phải thực chất, không hình thức, duy tình
Các cấp ủy đảng cần lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát để hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được dân chủ, khách quan, thực chất, không hình thức, duy tình.
Chưa lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và Bộ trưởng TT&TT
Tại kỳ họp thứ 6 dự kiến khai mạc ngày 22/10, QH chưa lấy phiếu tín nhiệm đối với 2 chức danh: Chủ tịch nước và Bộ trưởng TT&TT.
Thu Hằng