1. Sự kiện nào diễn ra cùng với thời điểm xảy ra đại dịch cúm năm 1918 này?

A. Thế chiến thứ Nhất

Đáp án: Việc tập trung quá nhiều binh lính trong một không gian chật hẹp là điều kiện tốt khiến virus cúm lây lan. Cả hai phe trong thế chiến thứ Nhất đều chịu thiệt hại nặng nề vì đại dịch cúm này, đến nỗi người ta cho rằng chính nó đã giúp kết thúc sớm cuộc chiến.

B. Thế chiến thứ Hai

C. Chiến tranh Pháp – Phổ

D. Chiến tranh Nga – Ba Lan

 

2. Đại dịch cúm năm 1918 tấn công chủ yếu vào đối tượng nào?

A. Người già

B. Trẻ em

C. Người lớn khỏe mạnh

Đáp án: Đợt dịch cúm đầu tiên của đại dịch có liên quan đến virus H1N1, tấn công chủ yếu vào người lớn, thanh thiếu niên khỏe mạnh. Đại dịch này không giống như các vụ dịch khác có người già là nạn nhân đầu tiên. Điều này có thể giúp giải thích con số thiệt mạng khủng khiếp do nó gây ra.

D. Người suy giảm miễn dịch

 

3. Thứ giúp ngăn chặn đại dịch cúm này là?

A. Thuốc kháng sinh

B. Thuốc kháng virus

C. Thuốc tăng cường miễn dịch

D. Không có thuốc đặc hiệu

Đáp án: Thuốc kháng virus chưa được phát minh vào năm 1918, còn kháng sinh chỉ tác dụng tốt lên vi khuẩn. Thực tế, đại dịch này đã tự kết thúc sau khi diễn ra đợt thứ 3 vào đầu năm 1919. Các bệnh nhân sống sót trong đại dịch cũng không được điều trị một cách đặc hiệu. Hầu hết nỗ lực điều trị đều chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh.

 

4. Vùng có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới trong đại dịch cúm này là?

A. Châu Á

Đáp án: Virus cúm thường khá cân bằng trong tỉ lệ tử vong ở các vùng trên thế giới. Tuy nhiên, năm 1918 lại ghi nhận bất thường khi châu Á lại có tỉ lệ tử vong gấp 30 lần so với một số nơi ở châu Âu.

B. Châu Phi

C. Châu Âu

D. Châu Mỹ

 

5. Vì sao đợt đại dịch năm 1918 được cho là không thể khoanh vùng?

A. Vì virus lây lan quá nhanh

B. Vì virus chống chịu tốt trong môi trường

C. Vì tỉ lệ tử vong cao

D. Vì hệ quả thảm khốc của thế chiến thứ Nhất

Đáp án: Sau thế chiến thứ Nhất, hàng triệu binh lính của 2 phe được trở về quê nhà. Điều này gián tiếp làm lây lan virus đi khắp nơi trên thế giới, khiến nó không thể bị khoanh vùng và trở thành đại dịch cúm lớn nhất lịch sử nhân loại.

Trường Giang

Đại dịch nào từng quét sạch 1/3 dân số châu Âu?

Đại dịch nào từng quét sạch 1/3 dân số châu Âu?

 - Loài người từng nghĩ mình có thể thống trị địa cầu, nhưng thực ra không phải vậy. Luôn có những sinh vật nhỏ bé gieo rắc nỗi kinh hoàng cho con người trong suốt chiều dài lịch sử. “Cái chết đen” là một trong số đó.