Liên quan đến một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc cho rằng cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được dẫn giải đến tòa án bằng xe cá nhân, Trung tướng Tô Ân Xô tại buổi họp báo chiều 28/12 đã phản bác thông tin trên.

{keywords}
Tướng Tô Ân Xô thông tin tại cuộc họp báo. Ảnh Đoàn Bổng

Theo ông Tô Ân Xô, sau khi có dư luận, các đơn vị liên quan đã thực hiện lệnh trích xuất tòa án về việc dẫn giải ông Nguyễn Đức Chung từ trại tạm giam đến TAND TP Hà Nội vào các ngày 10 và 11/12. 

Qua đó xác định, chiếc xe đưa ông Chung là xe công vụ BKS 29A-01XXX. Xe này chuyên áp dụng cho bị can.

"Thông tin ông Chung đi xe cá nhân đến tòa là không chính xác. Việc đưa bị can bằng xe công vụ là đúng quy định, đảm bảo các điều kiện", ông Tô Ân Xô nói.

{keywords}
Ông Chung bị dẫn giải đến tòa. Ảnh: Đình Hiếu

Trước đó, vào ngày 11/12/2020, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung mức án 5 năm tù vì tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.

Ngày 13/12, ông Nguyễn Đức Chung tiếp tục bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 8 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Mới đây nhất, ngày 27/12, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội hầu tòa cùng 6 đồng phạm gồm: Nguyễn Văn Tứ (nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội), Phạm Thị Kim Tuyến (nguyên Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT Hà Nội), Phạm Thị Thu Hường (nguyên Chánh Văn phòng Sở KH&ĐT Hà Nội), Lê Duy Tuấn (Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh), Võ Việt Hùng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh), Nguyễn Tiến Học (nguyên Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội).

Các bị cáo bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng ông Nguyễn Đức Chung bị xét xử tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo cáo buộc, từ năm 2016 đến cuối năm 2018, Sở KH&ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện 2 gói thầu “Số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội” năm 2016, 2017. Hai gói thầu này tương ứng với 2 hợp đồng kinh tế được ký kết với Liên doanh Nhật Cường- Đông Kinh.

Trong quá trình tổ chức, thực hiện 2 gói thầu trên, các bị cáo Tứ, Học, Tuyến và Hường đã can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.

Hai bà Tuyến, Hường còn thống nhất với nhà thầu lập hồ sơ mời thầu không đúng quy định, nhằm tạo lợi thế cho Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh tham gia, trúng thầu gói thầu số hóa năm 2016 và dùng hồ sơ mời thầu năm 2016 mà Liên danh Nhật Cường - Đông Kinh đã trúng thầu và đang thực hiện hợp đồng để tiếp tục trúng thầu gói thầu số hóa năm 2017...

Cáo buộc cho rằng, ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy cùng bị cáo Hùng, Tuấn thuộc Liên danh Nhật Cường- Đông Kinh đã gian lận trong việc lập khống hợp đồng chứng minh khả năng, kinh nghiệm để hợp thức hóa hồ sơ năng lực tham gia dự thầu; thiết lập các công ty làm “quân xanh” khi tham gia đấu thầu; sau khi trúng thầu đã chuyển nhượng thầu trái phép.

Hành vi vi phạm đấu thầu của các bị cáo làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn đến hệ quả, mục đích, yêu cầu gói thầu trên không đạt được (chỉ có 45% tài liệu hồ sơ được đẩy lên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp), gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỷ đồng.

Đoàn Bổng

Toàn cảnh phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Chung liên quan đến công ty Nhật Cường

Cựu Giám đốc Sở KH&ĐT khai năm 2016 ông Nguyễn Đức Chung như 'ông trời'

Cựu Giám đốc Sở KH&ĐT khai năm 2016 ông Nguyễn Đức Chung như 'ông trời'

"Thời điểm này ông Chung vướng hết vụ án này đến vụ án kia, chứ thời điểm 2016 bị cáo Chung ở Hà Nội như "ông trời", bị cáo Nguyễn Văn Tứ (cựu Giám đốc Sở KH&ĐT) khai tại tòa.