Bức tranh được làm bằng ngọc nguyên khối có nguồn gốc từ Pakistan, được một đại gia Thái Nguyên bỏ tiền mua đứt trong triển lãm mỹ nghệ tại Bắc Kinh. Được biết, vào năm 2013, tác phẩm đã được xác lập kỷ lục là “viên ngọc nguyên khối lớn nhất Châu Á.

Bức tranh ngọc tạc 9 con rồng lớn nhất châu Á của đại gia Thái Nguyên

{keywords}
Bức tranh cao 1m8 và nặng 5 tấn do những nghệ nhân bậc thầy của Đài Loan chạm khắc

Chủ nhân của bức tranh ngọc “độc nhất, vô nhị” này là ông Lê Văn Dũng (SN 1960, Thái Nguyên). Theo đó, bức tranh cao 1m8 và nặng 5 tấn do những nghệ nhân bậc thầy của Đài Loan (Trung Quốc) chạm khắc. Đây là tác phẩm được làm hoàn toàn bằng ngọc nguyên khối có nguồn gốc từ Pakistan, được ông Dũng mua trong một cuộc triển lãm mỹ nghệ tại Bắc Kinh vào năm 2011.

{keywords}
Đây là tác phẩm được làm hoàn toàn bằng ngọc nguyên khối có nguồn gốc từ Pakistan

Theo ông Dũng, tác phẩm chạm khắc hình ảnh 9 con rồng Châu Á đang uốn lượn trên mây cùng tranh một viên ngọc. Để hoàn thành tác phẩm này, các nghệ nhân của Đài Loan phải lao động miệt mài trong hơn 1 năm trời và phải làm hoàn toàn thủ công. Từng đường nét của con rồng được chế tác tinh xảo, thể hiện được sức mạnh, thần thái uy nghi mang tính biểu tượng của rồng Châu Á.

Cũng theo vị đại gia này, những phản đá xanh ngọc trong tự nhiên không phải hiếm nhưng để tìm được bức ngọc có kích thước lớn đặc biệt nước ngọc sáng bóng, không lỗi hỏng như này rất hiếm. Chính vì thế, để mua được tác phẩm này, ông Dũng cũng mất nhiều thời gian đeo đuổi, thương lượng.

{keywords}
Để hoàn thành tác phẩm này, các nghệ nhân của Đài Loan phải lao động miệt mài trong hơn 1 năm trời và phải làm hoàn toàn thủ công

“Tôi biết bức tranh ngọc này từ năm 2009 trong chuyến công tác ở Đài Loan, tuy nhiên phải đến năm 2011, khi tác phẩm được các nghệ nhân mang đi trưng bày tại triển lãm Bắc Kinh tôi mới thuyết phục và thương lượng thành công”, ông Dũng nói.

Được biết, vào năm 2013, tác phẩm đã được xác lập kỷ lục là “viên ngọc nguyên khối lớn nhất Châu Á. Cũng theo vị đại gia này, đã từng có người trả ông 10 tỷ để sở hữu bức tranh ngọc quý hiếm này song ông vẫn chưa đồng ý bán

Bộ lư "tam bảo vĩnh hằng" khách trả 15 tỷ không bán

{keywords}
Cận cảnh bộ lư Tam Bảo Vĩnh Hằng khách trả 15 tỷ không bán

Ông Phạm Nhật Minh (SN 1941, Tân Mai, Hà Nội) được mệnh danh là “ông vua đồ đá” ở Hà Nội nhờ chế tạo và sở hữu những bộ sưu tập đá quý tinh xảo và ấn tượng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến bộ “Tam bảo Vĩnh Hằng” được ông Minh lên ý tưởng và cùng thợ thực hiện trong gần 3 năm. Bộ tác phẩm được trưng bày trong 10 cuộc triển lãm dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội và từng được xác lập kỷ lục Việt Nam nhờ kích thước lớn nhất, tinh xảo nhất cầu kỳ và công phu nhất từng được thực hiện.

Đây là bộ tác phẩm được làm hoàn toàn bằng đá tự nhiên gồm một Lư Hương có đường kính 45cm, cao 118cm được chạm khắc bối cảnh “lưỡng long tranh châu” và đôi lọ hoa có đường kính 40cm, cao 108cm được chạm khắc cảnh sinh hoạt của người Việt cổ.

{keywords}
Đây là bộ tác phẩm được làm hoàn toàn bằng đá tự nhiên với những đường nét chạm khắc tinh xảo

Trong đó, riêng chiếc lư hương được chế tác từ đá nguyên khối nặng 1 tấn, chạm khắc 83 con rồng trùng với số năm Thìn xuất hiện trong lịch sử tính đến thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Để hoàn thành tác phẩm, ông Minh phải huy động đến hơn 10 thợ lao động nghiêm túc trong suốt 3 năm.

{keywords}
Để hoàn thành tác phẩm, ông Minh phải huy động đến hơn 10 thợ lao động nghiêm túc trong suốt 3 năm.

Hiện tại, bộ tác phẩm được ông Minh trưng bày trong nhà riêng. Có khá nhiều đoàn khách tới chiêm ngưỡng trong đó nhiều thương lái nước ngoài ngỏ ý muốn mua “đứt” nhưng ông Minh chưa đồng ý bán. Gần đây nhất là đoàn khách người Trung Quốc, sau khi xem xét kỹ lưỡng bộ “Tam bảo vĩnh hằng” , họ thừa nhận đây là tác phẩm tinh xảo, độc đáo hiếm có và trả giá 10 tỷ đồng rồi nâng lên 15 tỷ nhưng ông Minh vẫn kiên quyết không bán.

Tiểu cảnh “chốn bồng lai” bằng đá quý, giá 600 triệu đồng

{keywords}
Bô tác phẩm làm từ 100% đá Onyx có giá 600 triệu

Bộ tiểu cảnh có tên ''chốn bồng lai", giá trị lên tới 600 triệu đồng thuộc sở hữu của bà Kiều Anh (Hà Nội). Chủ nhân của bộ tác phẩm độc đáo này tiết lộ, tác phẩm được làm từ 100% đá Onyx. Đây là một loại đá thuộc họ thạch anh, kết hợp từ nước và quá trình phân rã của đá vôi, cùng với sự chuyển hóa liên tục trong lòng đất tạo thành một loại đá mới.

Bà Kiều Anh cho biết, tảng đá Onyx thô được nhập về từ Iran, sau đó, qua bàn tay tài hoa của những người thợ Việt Nam, tảng đá thô cứng, xấu xí được đục - đẽo - giũa trở thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị với nhiều chi tiết thuần Việt.

{keywords}
Tảng đá Onyx này là "độc nhất vô nhị", trên thế giới không còn một phiên bản thứ 2.

Về tổng thể, bức tiểu cảnh "chốn bồng lai" được tạo kiểu giống như khung cảnh của một làng quê Việt Nam, với các chi tiết: Nhà mái ngói tựa đầu vào núi, những con trâu, những bông sen, lá sen,... hòa mình vào màu xanh ngọc bích của đá để tạo vẻ độc đáo, riêng biệt.

Tảng đá Onyx này là "độc nhất vô nhị", trên thế giới không còn một phiên bản thứ 2. Đá Onyx rất quý hiếm, trên thế giới có trữ lượng không lớn, nằm rải rác ở Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Iran.

Chính vì vẻ đẹp cùng độ quý hiếm của bức tiểu cảnh này, bà Kiều Anh khẳng định, giá trị của chúng được định khoảng 600 triệu đồng.

Choáng ngợp bộ đồ thờ tiền tỉ được dát vàng ròng

{keywords}
Bởi sản phẩm là hàng thủ công nên cần sự tỉ mỉ mới tạo ra giá trị và sự độc đáo

Bộ tác phẩm có tên là Phúc Lộc, Bảo An và Hưng Thịnh thuộc sở hữu của nghệ nhân Phạm Đạt (Gia Lâm, Hà Nội). Vừa qua, bộ sưu tập này đã được cấp bằng xác lập kỷ lục “Tác phẩm gốm men lam chàm cổ dát vàng độc đáo nhất Việt Nam”. Để hoàn thiện bộ gốm gồm 42 tác phẩm, nghệ nhân Phạm Đạt và các thợ thủ công đã phải làm việc ròng rã 180 ngày và trải qua gần 30 công đoạn.

{keywords}
Để hoàn thiện bộ gốm gồm 42 tác phẩm, nghệ nhân Phạm Đạt và các thợ thủ công đã phải làm việc ròng rã 180 ngày và trải qua gần 30 công đoạn.

Với ý nghĩa đem lại sự hưng khởi – thịnh vượng, bộ sưu tập Hưng Thịnh là tác phẩm sử dụng dòng men rạn cổ được phục chế từ thế kỷ 16. Bộ gốm này có cặp lộc bình cũng được cấp bằng xác lập kỷ lục gốm men rạn cổ cao nhất Việt Nam (với chiều cao 2m2).

{keywords}
Tuy có mức giá bán ra khá cao, nhưng anh Đạt tiết lộ, đã có vài người quan tâm và đặt làm theo tác phẩm nguyên mẫu

“Tuy đã có nhiều gia đình ở Bát Tràng phục chế dòng men rạn thành công, nhưng tùy theo công thức của mỗi người mà chất lượng sản phẩm cũng có sự khác nhau. Có thể tự tin khẳng định, gia đình tôi sở hữu dòng men có tỷ lệ rạn đều và đẹp nhất", nghệ nhân Phạm Đạt chia sẻ.

Tuy có mức giá bán ra khá cao, nhưng anh Đạt tiết lộ, đã có vài người quan tâm và đặt làm theo tác phẩm nguyên mẫu.

(Theo Dân trí)