Maria Karra không tin vào mắt mình. Là người sáng lập nhóm từ thiện Emfasis ở Athens dành cho người vô gia cư, bà cho biết cảnh khốn khổ mà bà chứng kiến hàng ngày trên đường phố thủ đô Hy Lạp gợi nhớ đến khủng hoảng ở những nước còn nghèo hơn.

TIN BÀI KHÁC:

"Tôi từng làm điều này ở các nước đang phát triển thuộc Đông Nam Á, và giờ tôi đang làm điều tương tự ở Hy Lạp, sắp xếp các khoản cứu trợ thực phẩm - pasta, gạo, đậu, sữa...", hãng tin CNN dẫn lời Maria Karra.

Năm 2013, Karra thành lập Emfasis cùng với bạn học cũ Tassos Smetopoulos. Khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp đang lên đến cao trào và số người cần sự giúp đỡ tăng nhanh chóng.

{keywords}
Maria Karra trò chuyện với một cụ già vô gia cư trên đường phố Athens. (Ảnh: CNN)

Sau đó, mọi thứ càng tồi tệ hơn. Hy Lạp hiện đang có tỷ lệ nghèo đói cao nhất trong Liên minh châu Âu.

Karra và Smetopoulos cho biết, tình hình ngày càng xấu đi. Họ đã chứng kiến số người sống trên đường phố Athens tăng khoảng 40% chỉ trong vòng 3 tháng. Chính phủ Hy Lạp ước tính hiện có khoảng 20.000 người vô gia cư ơ Athens, trong tổng dân số 660.000 người.

"Giờ đây, chúng tôi thấy rất nhiều người trẻ trên đường phố", Karra nói. Những người ở độ tuổi 26-45 tạo thành nhóm vô gia cư đông nhất ở thủ đô, theo Emfasis. "Đó là những người đang ở độ tuổi lao động năng suất nhất, lại đang phải sống trên đường phố".

{keywords}

Số người vô gia cư ở Athens ngày càng đông. (Ảnh: CNN)

Emfasis có khoảng 110 thành viên tình nguyện làm việc ở Athens 6 ngày mỗi tuần. Họ chỉ cho những người vô gia cư biết chỗ tắm và cách thức xin trợ cấp từ chính quyền. Họ phân phát thực phẩm, chăn màn cùng các đồ dùng thiết yếu khác.

Gần đây, có rất nhiều người hỏi xin sách. Nhiều người mà Emfasis giúp là những người có học và từng có việc làm trước khi khủng hoảng ập đến. 

Bà G. là một phụ nữ mảnh dẻ mặc bộ đồ màu hồng tươi. Bà mất nhà đã một năm nay sau khi mất việc. Bà cũng không thể tìm được việc trở lại nên nhanh chóng hết tiền để có thể thuê nhà.

{keywords}
Bà G phải sống ngoài trời sau khi mất việc. (Ảnh: CNN)

"Tôi chưa từng thấy bà ấy kiệt quệ như vậy. Bà ấy đã giảm cân rất nhiều kể từ lần cuối tôi gặp bà ấy", Karra mô tả sau khi giúp người phụ nữ vô gia cư trải chiếu ngủ và sắp xếp đồ đạc. Bà G đã bị mất thực phẩm cùng nhiều vật dụng khác trong ngày hôm đó.

Những điều như thế xảy ra thường xuyên - một người bỏ lại số tài sản ít ỏi của mình để đi tìm thức ăn hoặc nhà vệ sinh - và khi trở về thì mọi thứ biến mất.

{keywords}
Nhóm tình nguyện viên sẵn sàng cho ca làm việc đêm ở Athens. (Ảnh: CNN)

Smetopoulos cho rằng, tình trạng người vô gia cư ngày càng đông là do khủng hoảng kinh tế và làn sóng mất việc ồ ạt sau khoản cứu trợ đầu tiên năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp tăng từ 10,6% lên tới 26,5% năm 2014.

Ông cho biết, thường sẽ phải mất 2-3 năm sau môt cú sốc - chẳng hạn như mất việc làm - để mọi người phải ra đường.

{keywords}

Tassos Smetopoulos trf chuyện với ông Nicolas. (Ảnh: CNN)

Đó là những gì xảy ra với Nicolas, người đã ngủ ở một quảng trường trung tâm suốt tuần qua. Ông từng là một nhân viên bảo vệ nhưng mất việc và không thể trả tiền thuê nhà. Không được gia đình giúp đỡ, Nicolas đành phải ra đường.

Với một nền kinh tế đang tiến tới bờ vực phá sản, các chính phủ kế tiếp nhau ở Hy Lạp đã buộc phải thực hiện những chính sách cắt giảm sâu rộng về dịch vụ xã hội. Các trung tâm ban ngày và dịch vụ sức khỏe tâm thần công cộng đã bị đóng cửa. Số nhân viên xã hội cũng giảm mạnh.

{keywords}
Nhóm tình nguyện tìm mọi cách giúp đỡ những người bị tổn thương bởi khủng hoảng. (Ảnh: CNN)

"Thông thường, chúng tôi có thể đưa mọi người tới một trung tâm chăm sóc... Nhưng giờ đây chúng tôi chẳng thể làm gì", Smetopoulos nói. "Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là cho họ thấy chúng tôi quan tâm".

"Cuộc khủng hoảng mới chỉ bắt đầu", ông thốt lên.

Thanh Hảo