Đã có không ít ý kiến tranh luận xung quanh góp ý của một du học sinh Nhật về việc kinh doanh hàng hiệu tại Tràng Tiền Plaza của đại gia Jonathan Hạnh Nguyễn.

Trên diễn đàn phụ nữ, thành viên Pearl đặt câu hỏi về thời gian học ở nước ngoài của du học sinh này bao lâu, đã từng đi bao nhiêu nước và đã nắm được những vấn đề gì ở Việt Nam để đưa ra quan điểm cá nhân của mình.

Thành viên này cho rằng, ông chủ của Tràng Tiền Plaza chắc chắn đã có những nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Lấy được hợp đồng thuê không phải là chuyện đơn giản. Ở VN, hàng hiệu giá cả không nên nói đơn vị mà hàng mà chính là thuế cao so với các nước chưa kể các thủ tục rườm rà.

“Nếu thực sự lỗ chỏng gọng thì ông chủ đã phải hủy lâu rồi. Nói chung kinh nghiệm cho thấy nói thì dễ chứ làm thì khó lắm”, anh kết luận.

{keywords}

Nguyễn Ích Vinh  sinh năm 1982, từng học IBM ở Thái Lan, học master ở Nhật.

Một thành viên trên facebook phân tích, về cơ bản, 80% luận điểm là đúng, nhưng 20% còn lại thì lại mang yếu tố quyết định trong bài toán riêng của nhà đầu tư. Với một truyền thống quản lý, khai thác không hiệu quả Tràng Tiền Plaza, thậm chí đến cả khi giao cho một “ông vua hàng hiệu” khai thác cũng vẫn không hiệu quả.

Anh đưa ra cách nhìn khác: Lấy mức giá đất được ban hành năm 2014 áp cho phố Tràng Tiền là 78,6 triệu đồng/m2 (mức cao nhất của mục đích sử dụng là đất ở) nhân với một hệ số K không đáng kể và…4000m2. Ngân sách nhà nước sẽ thu hồi về khoảng …400 -500 tỷ, bằng số tiền Jonathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư ban đầu. Nhưng tại khu đất ngay cạnh Tràng Tiền Plaza, 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng, khi giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư tư nhân phải nghiến răng đền bù cho một số hộ dân với giá 1 tỷ đồng/m2. Có nghĩa là giá của 4000m2 đất khu vực tạm hiểu là…. 4000 tỷ. Phần chênh lệch giữa tổng số tiền bỏ ra tầm 1.000 tỷ, với giá trị miếng đất 4000 tỷ sẽ… đi đâu về đâu?

Theo ý kiến của nickname Tiểu Linh, phân tích về người Sài Gòn khi mua hàng hiệu là hoàn toàn không đúng. Ở Sài GÒn có vẻ lượng khách hàng mua hàng hiệu tầm trung nhiều hơn nhưng bán hàng cao cấp nên bán ở Hà Nội vì người miền Nam không quan trọng bề ngoài, họ có thể mua hàng cao cấp, hàng bình dân vì họ thích. 

Trên trang cá nhân, Le Dang Khoa đã chỉ ra những điểm không hợp lý trong bài phân tích của du học sinh nhật Bản: “Để làm cho bài phân tích thêm phần sông động và chặt chẽ, anh dẫn vào bài một câu chuyện thật hấp dẫn, thật ly kì, thật thuyết phục nhưng đầy giả dối và nguỵ tạo. Người Sài Gòn chưa bao giờ biết có tiệm LV nào ở Diamond Plaza, một cái tiệm vốn dĩ không tồn tại sao lại có thể bán một cái túi giả trị giá 7000 đô cho chị của bạn để xách qua Ý mà cắt quai.”

Theo Khoa, những thông tin du học sinh này không chỉ khiến cho hai thương hiệu LV và Cartier được đề cập trở nên đáng ngờ mà cả ngành hàng phân phối hàng cao cấp và thương hiệu tại Việt Nam lao đao. Khi khách hàng quay lưng vì mất lòng tin, doanh số sụt giảm mạnh, lợi nhuận sụt giảm, buộc lòng cắt giảm biên chế, doanh nghiệp vốn đang gặp khó với tình hình kinh tế đang rất tệ hiện tại nay có thể vì câu chuyện “hấp dẫn” của bạn thêm đau đầu.

K.Chi (Tổng hợp)