Khi chứng kiếm gameplay của Middle-earth: Shadow of Mordor tại hội chơ E3 năm nay, đã không ít ý kiến hoài nghi về sự thành công của sản phẩm này. Đơn giản vì lối chơi sao chép nguyên bản từ tựa game đình đám Assassin's Creed của Ubisoft cộng thêm một chút “gia vị”  được lấy từ gameplay của Batman: Arkham Knight do Warner Bros phát hành càng khiến ấn tượng ban đầu về tựa game này là một sự thập cẩm và khó có thể mang tới những điều mới lạ.

Tuy nhiên kể từ khi trò chơi chính thức ra mắt vào 30/9/2014 vừa qua, Middle-earth: Shadow of Mordor lại trở thành một đề tài nóng của cộng đồng game thủ thế giới. Nhiều trang game nổi tiếng thế giới đã phải thừa nhận rằng nhà phát triển Monolith Productions đã xây dựng một thế giới mở có tính chân thực cao. Đó không phải là một thế giới do những nhà làm game tạo ra mà thực sự là vùng đất có thật mang theo linh hồn, nhịp sống,có sự thay đổi theo thời gian cho dù bạn chỉ đứng ngắm nhìn.

Cốt truyện đậm chất Chúa Nhẫn

Middle-earth: Shadow of Mordor mở đầu bằng cảnh Tailon tỉnh dậy thấy mình đang đứng giữa con đường sang thế giới bên kia. Nhớ lại cảnh tưởng vợ con mình bị sát hại bởi The Hand - cánh tay phải của chúa tể Saron, Talion đã đồng ý với giao kèo của một hồn ma người Elf đang đi tìm lại trí nhớ của mình bằng cách cho phép hồn ma nhập vào thân xác của mình để trở về dương gian và đổi lại Talion sở hữu sức mạnh của hồn ma này để trả thù. Và thế là hành trình trả thù của họ bắt đầu.

Dù một số tình tiết không thực sự phù hợp với fan của Chúa tể những chiếc nhẫn (The Lord of The Rings) nhưng với hầu hết những người tham gia trải nghiệm (kể cả những tín đồ ngoại đạo - những người thờ ơ với tác phẩm kinh điển của Tolkien), tất cả đều bị lôi cuốn bởi cốt truyện khá hấp dẫn. Talion cùng người bạn đồng hành ma quái và các nhân vật khác cả 2 gặp trên đường đều ẩn chứa những bí ẩn xung quanh họ, mang đến cho bạn cảm giác được tìm hiểu, khám phá đầy thỏa mãn.

Nếu là fan ruột thì bạn cũng không phải lo lắng khi phần kịch bản có tham gia của Middle-earth Enterprises ( đơn vị chịu trách nghiệm về việc phát hành những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tolkien) và đạo diễn lừng danh Peter Jackson. Vì thế cốt truyện xuyên suốt trò chơi sẽ vẫn mang đậm chất sử thi của Chúa Nhẫn.

Gameplay và đồ họa

Chịu ảnh hưởng mạnh lối chơi của series game Assassin's Creed của Ubisoft lên khi tiếp xúc với Middle-earth: Shadow of Mordor, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để làm quen thế giới trong game. Như Assassin's Creed, hệ thống quest trong game rất phong phú và đa dạng. Đó có thể là nhiệm vụ tiêu diệt một tên chỉ huy, cứu những người dân bị trở thành nô lệ cho bọn Orcs hay thu thập một loại cây thực vật nào đó v.v…

Khác biệt duy nhất là trong game không có các loại vũ khí mới hoặc áo giáp. Người chơi khởi đầu với ba loại vũ khí chính: cung cho tấn công tầm xa, kiếm để chiến đấu tay đôi, dao găm và dao ngắn phục vụ cho những nhiệm vụ ám sát hoặc tàng hình. Xuyên xuốt màn chơi bạn sẽ không thể nhặt bất kì loại vũ khí mới nào khác.

Tuy nhiên, nhằm cải thiện sự hạn chế về kho vũ khí của Talion, đội ngũ phát triển đã bổ sung bằng một hệ thống kĩ năng phong phú đa dạng được mở theo level hoặc hoàn thành một số màn chơi nhất đinh. Bên cạnh đó, Monolith đã triển khai một hệ thống khảm nạm (Rune) để đa dạng hóa hệ thống đồ vật trong game. Rune có thể được gắn liền với mỗi vũ khí của người chơi một cách độc lập và gia tăng chỉ số cho vũ khí đó.

Kẻ thù đã thông minh hơn

Đáng chú ý nhất là trong Shadow of Mordor, chủng tộc Orcs (hoặc Uruks, nếu bạn thích) được đội ngũ phát triển “chăm sóc” rất kĩ càng. Chúng không còn là những tên kẻ thuộc dạng 'tứ chi phát triển' nữa, mà đã thông minh hơn, biết lợi dụng số đông để tấn công bạn hoặc khi chủ tướng bị hạ những tên theo sau sẽ bỏ chạy toán loạn.

Bên cạnh đó, chúng còn biết thù dai và nhớ lâu. Chẳng hạn, bạn làm bị thương 1 tên chỉ huy quân đội Orcs thì chắc chắn lần sau gặp lại chúng sẽ nhắc lại việc bị thương và thề sẽ đuổi cùng giết tận bạn. Hay như việc người chơi bị phải thoái lui vì số lượng kẻ thù quá đông. Ở lần giáp chiến tiếp theo, những tên Orcs sẽ diễu cợt bạn và cho rằng bạn hèn nhát. Thậm chí, nếu như một tên lính quèn do may mắn đánh bại bạn, hắn sẽ được thăng chức trở thành chỉ huy và nếu may mắn có thể trở thanh WarChief ( chức vụ chỉ huy cao nhất trong quân Orcs).

Việc làm cho NPC có tính người đã làm cho trò chơi sống động hơn. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang chiến đấu ở một thế giới thực chứ không phải chơi trên một trò chơi điện tử. Đây là điều mà từ trước đến nay chưa có một tựa game nhập vai nào có thể làm được.

Không chỉ có vậy, Middle-earth: Shadow of Mordor cho phép người chơi gây ảnh hưởng đến các vấn đề đến các bộ lạc Orcs. Bằng sức mạnh của mình bạn có thể khiến những tên lính Orcs buộc phải phục tùng và trở thành “đàn em” của chính bạn.

Kết:

Công bằng mà nói Shadow of Mordor sẽ đáp ứng đầy các điều kiện cần phải có của một trò chơi hành động thế giới mở hiện. Hai bản đồ lớn rộng lớn, đầy đủ những địa danh, tham gia một cốt truyện được chau chuốt kĩ càng, cũng như nhiều nhiệm vụ phụ và hàng nhiều thử thách được tạo lên để thử kĩ năng cũng như trình độ của bạn.

Hướng đi của game được đánh giá là khá mạo hiểm khi dám kết hợp yếu tố thế giới mở cho phép người chơi tự tạo ra cốt truyện cho riêng mình với đưa người chơi đi theo một cốt truyện cho sẵn. Từ trước tới nay, việc kết hợp 2 yếu tố trên thường đem đén sự thất bại hoàn toàn. Tuy nhiên, với Shadow of Mordor thì ngược lại hoàn toàn, mà nếu đã chơi thử bạn sẽ phải trầm trồ và thán phục và khó dứt ra khỏi trò chơi.

Lưu Nga