Dân gian có câu ca: “Một nhà sinh được ba vua/ Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”.

 


Dưới đây là đáp án trắc nghiệm "Người không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất".

Người không làm vua nhưng có tới 3 con trai làm vua. Đó là ai?  

- Tùng Thiện vương

- Sùng Hiền hầu

- Kiên Thái vương - Chính xác. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Cai (em trai của Tự Đức). Vì Tự Đức không có con nên thực dân Pháp lần lượt đưa 3 con trai của ông lên làm vua: Kiến Phúc bị đầu độc chết, Hàm Nghi bị đi đày, còn Đồng Khánh thì làm tay sai cho Pháp. Dân Huế có câu ca: “Một nhà sinh được ba vua/ Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”.

Vị vua nào có nhiều vợ mà không có dù chỉ một người con?

- Lê Long Đĩnh

- Lý Nhân Tông

- Tự Đức - Chính xác. Vua Tự Đức (1829- 1883) có hơn ba trăm vợ và cũng dùng thuốc quý “Nhất dạ, lục giao, sinh ngũ tử” (1 đêm, 6 lần gặp vợ, sinh 5 con), nhưng cuối cùng Tự Đức vẫn là ông vua duy nhất có rất nhiều vợ mà không có 1 người con ruột nào cả.

Có hai vị vua có con ruột không mang họ mình. Đó là…  

- Ưng Lịch và Vĩnh San - Chính xác. Cựu hoàng Ưng Lịch (Hàm Nghi) khi bị đi đày ở Algeria đã lấy vợ đầm, có 1 con trai, 1 con gái. Cựu hoàng Vĩnh San (Duy Tân) khi bị đi đày giữa Ấn Độ Dương cũng lấy 2 bà vợ đầm, được 3 con trai, 2 con gái. Tất cả 7 người con của 2 ông vua này đều không chịu mang họ Nguyễn Phúc và đều không biết nói và viết Tiếng Việt.

- Bửu Lân và Hồng Dật

- Hồng Nhậm và Phúc Đảm

Theo chính sử, vị vua nào là con của thần?

- Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) - Chính xác. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua họ Lý, húy Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ năm (947), thời Đinh”.

- Lý Nhật Tôn (Lý Thánh Tông)

- Lý Dương Hoán (Lý Thần Tông)

Thường thì các vua bắt dân kiêng tên của mình, riêng Nguyễn Ánh bắt dân kiêng thêm tên của cô con dâu 16 tuổi. Người con dâu này tên là…

- Hồ Thị Hoa - Chính xác. Bà Hồ Thị Hoa là vợ đầu của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Minh Mạng). Do lệnh cấm của vua Gia Long mà chợ Đông Hoa (Huế) phải đổi tên là chợ Đông Ba, cầu Hoa (Gia Định) thành cầu Bông, trấn Thanh Hoa phải đổi tên là tỉnh Thanh Hóa, vai tuồng Phàn Lê Hoa cũng bị đổi là Phàn Lê Huê! 

- Trương Thị Thứ

- Hoàng Thị Cúc

Phương Chi