Khách hàng tên N.D (quận Gò Vấp, TP HCM) thấy gian hàng Sport Hà Thành trên Lazada đăng bán đôi giày thể thao nam với giá rất phải chăng nên đã đặt mua và thanh toán trước. Vài ngày sau, anh D. nhận được cuộc gọi từ người bán thông báo shop đã hết món hàng anh đặt và đề nghị anh hủy đơn hàng.

"Tôi nói hết hàng thì sàn phải tự hủy chứ sao khách phải hủy. Do vậy, tôi không hủy và sau đó thấy trên hệ thống báo đơn hàng đã hủy nhưng không thấy hoàn tiền. Tôi tiếp tục thắc mắc thì nhận được một gói hàng, khi mở ra không phải là đôi giày mà lại là đôi vớ" - anh D. kể.

{keywords}
Đơn hàng của khách hàng N.D

Sau đó, khách hàng này chụp ảnh món hàng và đưa lên phần nhận xét của người mua trên hệ thống thì lại nhận được cuộc gọi của bên bán yêu cầu trả hàng và họ sẽ hoàn tiền.

{keywords}
Khách hàng đặt mua giày trên sàn thương mại nhưng lại nhận được đôi vớ- Ảnh: Lê Vĩnh

Phản ánh trường hợp trên đến sàn thương mại điện tử Lazada, chúng tôi không nhận được phản hồi hoặc ý kiến bình luận chính thức về vụ việc mà chỉ cho biết sàn đã liên hệ, xử lý người bán và yêu cầu hoàn tiền cho khách hàng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, do shop và khách hàng chủ yếu liên lạc qua điện thoại nên sàn Lazada không ghi nhận được thông tin yêu cầu hủy đơn, trả hàng… trên hệ thống. Do vậy, không có đủ cơ sở cho việc phân xử đúng sai và xử lý gian hàng. Trong trường hợp này, có thể bên bán đã "chơi chiêu" cố tình gửi món hàng sai đến cho khách để phía khách đặt lệnh phản hồi hàng hóa không đúng tiêu chuẩn và yêu cầu hoàn tiền. Việc này nhằm giúp gian hàng ít bị đánh giá lịch sử xấu hơn so với việc tự hủy đơn hàng của khách từ đầu.

Như vậy, trong trường hợp này, để giữ được đánh giá tốt trên sàn, bên bán đã đẩy phiền phức về phía người mua hàng online.

Thực tế, tình trạng bát nháo, lừa đảo khi giao dịch mua - bán trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đã diễn ra từ lâu nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.

Mới đây, chị H.L.A (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) nhận được cuộc gọi của nhân viên giao hàng (shipper) quen, cho biết chị có 2 gói hàng. Do tin tưởng vào shipper quen thuộc và nghĩ có thể món hàng do con gái đặt nên chị nhờ hàng xóm nhận giúp, sau đó chuyển khoản tiền thu hộ cho shipper. "Về nhà hỏi thì con gái tôi nói không hề đặt món hàng nào trên mạng. Khi đó tôi mới mở gói hàng ra thì thầy 2 hũ bột nghệ nhỏ, đóng gói rất lem nhem. Tôi gọi điện nhiều lần theo số điện thoại của nơi giao hàng tại quận 1, TP HCM nhưng không thấy ai nghe máy" - chị H.L.A phản ánh.

{keywords}
Gói hàng chị H.L.A bất đắc dĩ phải nhận

Giới kinh doanh hàng online từng nhiều lần khuyến cáo khách hàng không nên để lộ thông tin địa chỉ, số điện thoại ở phần bình luận bài đăng bán hàng hoặc trên các trang mạng xã hội mà nên nhắn riêng cho người bán. Hiện nay, có không ít đối tượng chuyên "săn" thông tin của người mua hàng để tự động gửi các món hàng đến với mục đích lừa đảo.

(Theo Người Lao Động)