Muôn cách “hô biến” thành đường nội địa

Nhiều năm qua, đường lậu tràn vào biên giới Việt Nam tại các điểm nóng như An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp... Các tổ chức buôn lậu không chỉ có nhiều thủ đoạn khó lường từ khâu vận chuyển, mà còn móc nối với các đầu mối tiêu thụ đường trong nước với nhiều cách thức tinh vi qua mặt cơ quan chức năng.

{keywords}
Ghe vận chuyển đường lậu số lượng lớn bị Bộ đội biên phòng và Hải quan bắt giữ

Cách phổ biến để biến đường lậu thành đường nội là thay đổi bao bì nhanh chóng ngay từ khi hàng qua biên giới. Hàng chục tấn đường sẽ được nhân công đợi sẵn, thay bằng bao bì đường nội địa rồi chuyển xuống ghe, thuyền, sà lan lớn hay chất lên xe tải.

Tìm cách hợp thức hóa đường lậu thành đường nhập khẩu cũng là một trong những phương thức “gây đau đầu” cho lực lượng chức năng. Ở khu vực biên giới Tây Nam, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn lậu hàng trăm tấn đường. Mới đây, ngày15/5/2021, Công an TP.HCM phối hợp Cục Quản lý Thị trường thành phố phát hiện gần 150 tấn đường nhập lậu không rõ nguồn gốc nằm trong các bãi xe trên địa bàn.

Cứ thế, đường được tung ra thị trường thông qua các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các chủ doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ, các tiệm tạp hóa… Thậm chí, đường lậu còn được rao bán online thông qua website, mạng xã hội, sàn TMĐT. Chỉ cần nhấc máy gọi điện theo số điện thoại được công khai, không khó để có thể mua sỉ và lẻ lượng đường từ vài chục đến cả trăm kilogram “giá nào cũng có”.

Sức khỏe người tiêu dùng bị đe dọa

Đường lậu tràn lan, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.

{keywords}
 Đường cát không rõ nguồn gốc thường được bày bán ở nhiều chợ truyền thống (ảnh minh họa)

Công ty bánh kẹo, thực phẩm, các quán ăn, bếp ăn công nghiệp… là những nơi phải sử dụng lượng đường lớn mỗi ngày. Nếu các doanh nghiệp này thường xuyên sử dụng đường không rõ xuất xứ, đường pha trộn, đường dính tạp chất… về lâu về dài sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia sức khỏe, đường lậu trong quá trình vận chuyển, sang chiết sẽ không tránh khỏi việc nhiễm những tạp chất có hại. Chưa kể, nếu không tiêu hủy đường hết hạn sử dụng mà đem trộn lẫn để tiếp tục sử dụng sẽ có thể gây bệnh.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm quen thuộc, đã có thương hiệu lâu năm. Chị Hoàng Quyên (38 tuổi, sống tại TP.HCM) vẫn là khách hàng “trung thành” nhiều năm nay của đường Biên Hòa, một thương hiệu đường nội địa có tiếng.

Theo chị Quyên, đường trong nước có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, lại phong phú về chủng loại, an tâm để sử dụng. Thêm nữa, việc người Việt sử dụng hàng Việt cũng sẽ kích cầu cho doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn đường lậu.

Còn chị Phương Mai (40 tuổi, quận Gò Vấp) trước đây cũng thường mua đường theo thói quen, tiện người bán đưa cho loại nào thì lấy loại đó. Tuy nhiên, kể từ khi ý thức rõ những nguy cơ sức khỏe do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, chị đặc biệt chú ý đến xuất xứ của sản phẩm. Nhiều năm qua, gia đình chị Mai đã chuyển hẳn sang dùng các sản phẩm “hàng Việt Nam chất lượng cao” mà giá cả lại hợp lý.

“Tôi thấy, dùng hàng Việt Nam là rất yên tâm. Đặc biệt trong thời điểm dịch kéo dài như bây giờ, mấy người bạn tôi ưa xài hàng nhập cũng chuyển qua đồ nội địa cho tiết kiệm mà chất lượng cũng tốt không kém”, chị Mai chia sẻ.

Phương Dung