GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khẳng định như thế tại buổi tập huấn Chương trình GDPT mới cho đội ngũ giảng viên sư phạm diễn ra tại Huế.

{keywords}

GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 

Từ ngày 1/8, Bộ GD-ĐT tổ chức bồi dưỡng về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cho 700 giảng viên đến từ các trường Sư phạm chủ chốt trên cả nước.

Đợt tập huấn sẽ diễn ra trong 3 ngày, được tổ chức ở các tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, TP Hồ Chí Minh.

Trong ngày tập huấn đầu tiên tại Huế, GS.TS Đinh Quang Báo đã trình bày những nội dung cơ bản về Chương trình GDPT mới và các Chương trình môn học. Về Chương trình GDPT mới, ông Báo đề cập đến các vấn đề lớn như logic xây dựng chương trình, giáo dục tích hợp, giáo dục phân hóa, giáo dục STEM,…

Theo ông, Chương trình GDPT mới được thiết kế theo logic sơ đồ ngược: từ mục tiêu xác định chuẩn đầu ra năng lực, từ đó xác định nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá,...

Việc chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, nghĩa là phải tổ chức để học sinh làm được gì, chứ không phải phải nắm được những nội dung gì. Nói cách khác, giáo dục tiếp cận năng lực lấy năng lực làm mục tiêu, nội dung là nguyên liệu, là phương tiện để hình thành năng lực.

Về giáo dục tích hợp, ông Báo nhận định: “Trước đây quan niệm tích hợp chỉ là phương pháp dạy học. Điều này không sai nhưng chưa đủ. Giáo dục tiếp cận năng lực coi giáo dục tích hợp là phương cách duy nhất để đạt đến năng lực cho học sinh. Tích hợp kết nối ở các phạm vi, mức độ khác nhau, mức độ cao nhất tạo thành môn học mới”.

Với một số môn học mới ở cấp tiểu học như môn Khoa học tự nhiên, GS Đinh Quang Báo cũng nhận định: “Phải khẳng định rằng giáo viên hiện nay đã dạy được môn này. Họ chỉ cần được bồi dưỡng thêm để có khả năng tốt hơn trong phối hợp các thành phần của môn học. Nếu đào tạo theo Chương trình mới, chắc chắn giáo viên sẽ có trình độ cao hơn hiện nay”.

GS. Đinh Quang Báo cũng nêu một so sánh hóm hỉnh về dạy học phân hóa: “Trong giáo dục hiện nay còn có tình trạng ‘mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc’. Tuy nhiên, để thực hiện Chương trình mới, cần phải phải hướng tới mỗi ‘bệnh nhân’ có cách điều trị khác nhau, có đơn thuốc khác nhau,… nghĩa là dạy học cần lưu ý đến tố chất, đặc điểm cũng như mỗi cách học của từng học sinh”.

{keywords}

Các giảng viên chủ chốt tham gia buổi tập huấn

Trong 3 ngày tập huấn, học viên sẽ được bồi dưỡng các nội dung: Tìm hiểu và hướng dẫn thực hiện chương trình tổng thể và các chương trình môn học; Hoạt động giáo dục, điều kiện tổ chức thực hiện GDPT mới; Phát triển nội dung, tài liệu, phương thức bồi dưỡng giáo viên thực hiện CTGDPT mới...

Kết thúc đợt tập huấn, mỗi trường tham gia tổ chức tập huấn sẽ chọn từ 2 đến 3 giảng viên sư phạm chủ chốt của mỗi môn học để tham gia tập huấn dạy và học các chương trình bồi dưỡng thường xuyên tiếp cận theo năng lực.

Ngay sau đợt tập huấn này, từ ngày 6-10/8, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức Hội thảo tập huấn “Dạy và học các chương trình bồi dưỡng thường xuyên tiếp cận theo năng lực” cho 400 học viên được lựa chọn từ số giảng viên tập huấn lần này.

Trường Giang

Đã có 4-5 đơn vị chuẩn bị sách giáo khoa cho Chương trình GDPT mới

Đã có 4-5 đơn vị chuẩn bị sách giáo khoa cho Chương trình GDPT mới

 - GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết hiện đã có khoảng 4–5 đơn vị chuẩn bị sách giáo khoa (SGK), không chỉ cho lớp 1 mà có cả lớp 2 và lớp 6.