"Tôi khẳng định: Hồ Gươm có nhiều "con" rùa nhưng
"cụ" rùa thì có từ 2 đến 6" - ông Tuấn Anh khẳng định.
TIN BÀI KHÁC
Dũng "khùng" về lại ghế nóng thay Trần Tiến
Dân run rẩy kể chuyện 'ác thú' tấn công
Jennifer Phạm xuất hiện cùng "người mới"?
Rợn người thực phẩm đầy giòi bọ chờ lên mâm
Lại tung clip nữ sinh đánh bạn trong lớp
Dân run rẩy kể chuyện 'ác thú' tấn công
Jennifer Phạm xuất hiện cùng "người mới"?
Rợn người thực phẩm đầy giòi bọ chờ lên mâm
Lại tung clip nữ sinh đánh bạn trong lớp
Là người theo dõi khá sát quá trình dẫn dắt rùa vào bệnh viện dã chiến để chữa bệnh, ông có nhận xét gì về việc lai dẫn rùa vào tháp một cách thành công ngoài dự tính vừa qua?
|
- Tôi khẳng định: Hồ Gươm có nhiều "con" rùa nhưng "cụ" rùa thì có từ 2 đến 6. Còn trong số các cá thể rùa này, chúng có cùng loài với nhau hay không, tôi không dám khẳng định.
Nói như thế có nghĩa là ông tán thành ý kiến của GS Hà Đình Đức rằng trong hồ Gươm chỉ có một cá thể rùa mai mềm duy nhất?
- Tôi không đồng ý cũng không phản đối. Tôi chỉ nói rằng ở đó có hai cá thể rùa lớn. Nhiều hơn thì khoảng sáu. Nhưng tôi không khẳng định chúng cùng loài hay khác loài, chuyện đó hãy để các nhà chuyên môn xác định và lên tiếng.
- Đến bây giờ ông Hà Đình Đức vẫn xác định là chỉ có một cá thể rùa Hồ Gươm duy nhất. Nếu nói như trên thì có nghĩa là ông Đức đã nói sai. Với tôi thì ai đúng, ai sai không quan trọng. Tôi không phủ nhận chuyện có thể rùa Hồ Gươm phối giống với một loại rùa nào đó để tạo ra các thế hệ hậu duệ sau này, nhưng bây giờ chúng ta mới phát hiện ra.
Còn về xác xuất của việc những cụ rùa mới phát hiện ra có thể là hậu duệ của cụ rùa Hồ Gươm đang được chữa trị thì xác xuất không cao, chỉ 10% thôi. Cho nên có thể ý kiến của ông Hà Đình Đức có thể đúng, chưa hẳn đã sai đâu.
GS Hà Đình Đức từng cho rằng, cụ rùa Hồ Gươm có thể được thả vào Hồ Gươm từ thời Lê Lợi. Là nhà nghiên cứu về lý học phương Đông - gắn liền với lịch sử, ông suy nghĩ gì về ý kiến này?
- Chúng ta nên đi sâu vào câu chuyện một chút! Truyền thuyết xưa kể lại
rằng: khi vua Lê Lợi dong thuyền đến hồ Gươm thì có một rùa vàng lớn nổi lên,
tôi không nói là thần Kim Quy. Vậy thì nội cụm từ "rùa vàng lớn" cũng đã cho
ta thấy một tín hiệu về thời gian, ít nhất là cá thể rùa này cũng đã sống ở
đây vài trăm năm rồi. Không thể là một con rùa con mới thả mà lại ngậm thanh
gươm từ tay vua được. Vì gươm thì rất nặng và một con rùa con không thể ngậm
nổi. Vậy, nếu lời của ông Hà Đình Đức là đúng thì trước đó người ta phải
rước cụ từ đâu thả vào đấy và tuổi đời của cụ rùa lớn lúc đó cũng phải vài
trăm năm. Tính đến nay nữa thì nữa cũng phải hơn 800 tuổi rồi. Trong khi đó,
hồi còn nhỏ tôi đã nhìn thấy trong lòng Hồ Gươm có tới 3 - 4 cá thể rùa lớn.
Theo Việt sử thì từ ngày xưa, hơn 2.000 năm trước Công nguyên, người Việt cổ đã dùng một mai rùa lớn để khắc chữ Khoa Đẩu. Có nghĩa, từ ngàn xưa rùa đã là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt. Cho đến bây giờ hình ảnh con rùa vẫn rất gắn bó với đời sống người dân Việt như hình ảnh con rùa đội hạc trong đình, rùa đội bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám...
(Theo Giadinh.net)