- Đó là câu hỏi nhiều thế kỷ qua những người hút thuốc lá vẫn ngày đêm đi tìm “đáp án”, cho dù họ biết tác hại “ghê rợn” của thuốc lá đối với cơ thể người như thế nào.

Những tác hại không ngờ tới sức khỏe khi bạn ngủ quá nhiều

Ung thư vú tại Việt Nam liên tục tăng, khuyến cáo đặc biệt của Giám đốc BV K

 

Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết khói thuốc lá chứa trên 4.000 – 7.000 tạp chất, trong đó có khoảng 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư. Nói chính xác thì khói thuốc chứ không phải hút thuốc mới có liên quan đến bệnh ung thư phổi, vì có những bệnh nhân mắc ung thư phổi trong khi chưa hút thuốc bao giờ.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, PGS. TS. BS. Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: “Chất hắc ín trong khói thuốc lá có thể bám ở các bộ phận cơ thể lâu dài. Phổi của người hút thuốc lâu năm sẽ đen, không hồng, mịn, co dãn và bị xơ hoá. Ngoài phổi, khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, gây viêm nhiễm đường hô hấp (miệng, họng hầu, thanh quản, phế nang phổi), qua phổi ngấm vào thành mạch, máu, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Khói thuốc tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây các bệnh ung thư về tai mũi họng. Phụ nữ hút thuốc thụ động có thể bị gia tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Trong khi với trẻ em là tăng khả năng bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ”.

{keywords}

Thế giới đang áp dụng nhiều sản phẩm thay thế thuốc lá điếu như miếng dán nicotine, kẹo cao su nicotine, ống xịt nicotine, thuốc lá điện tử, và thuốc lá hun nóng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số người trên 15 tuổi hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN với hơn 15 triệu người hút trực tiếp và gần 35 triệu người bị ảnh hưởng hút thuốc thụ động. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 20.000 người tử vong vì ung thư phổi và hơn 23.000 ca mắc mới mỗi năm. Dù biết tác hại của thuốc lá, nhiều người vẫn không thể từ bỏ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cho thuốc lá là chưa đủ vì nếu không đủ khả năng mua thuốc lá loại đắt, người sử dụng chuyển sang loại rẻ. “Các doanh nghiệp thuốc lá cho rằng họ nộp thuế cao, đóng góp ngân sách nhà nước phục vụ phúc lợi xã hội, tạo công ăn việc làm. Nhưng có một con số thú vị từ nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng số tiền họ đóng góp cho đất nước, cũng đúng bằng số tiền chi trả (theo khía cạnh tổng chi phí xã hội) khám, chữa cho người mắc bệnh liên quan đến hút thuốc lá”, PGS. TS. BS. Vũ Xuân Phú chia sẻ.

Ở Việt Nam, chúng ta phải chấp nhận đối diện sự thật là không thể tuyệt đối cấm được việc hút thuốc lá ở mọi nơi, mọi lúc. Cũng không thể bắt buộc tất cả những người nghiện thuốc lá bỏ thuốc 100%, thay vào đó hãy tìm cách trả lời giúp họ câu hỏi: “Tôi không cai được thuốc lá thì làm thế nào?”.

Họ có thể từ bỏ nếu lý trí đủ vững vàng cùng với sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, sự tư vấn của các bác sĩ. Nhưng điều này rất khó bởi nhiều người đã quen với trạng thái hưng phấn mỗi khi cầm điếu thuốc trên tay.

Thực tế, Việt Nam cũng đã đưa ra những quy định phòng chống tác hại thuốc lá như: quy định không hút thuốc lá nơi công cộng như ở sân bay, trên máy bay, khách sạn, bệnh viện, trường học,... Do đó, trong tương lai, chúng ta có thể tiến tới giúp người hút bỏ thuốc lá hoàn toàn bằng các quy ước xã hội.

PGS. TS. BS. Vũ Xuân Phú cho biết, hiện tại, ông vẫn mong muốn những người không thể từ bỏ thuốc lá tìm kiếm các biện pháp để giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc trong khi chưa thể cai nghiện thành công. “Tìm cách hỗ trợ người nghiện thuốc có thể sử dụng sản phẩm mang tính giảm thiểu tác hại và từ đó dần bỏ thuốc lá, còn hơn là giữ nguyên tình trạng đang nghiện nặng của người hút”, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói.

Hiện nay, thế giới áp dụng nhiều sản phẩm thay thế thuốc lá như miếng dán nicotine, kẹo cao su nicotine, ống xịt nicotine, thuốc lá điện tử, và thuốc lá hun nóng. Đặc biệt, một số nước phát triển như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc đã thương mại hóa dòng sản phẩm thuốc lá hun nóng. Các sản phẩm thay thế này, được gọi là “heat-not-burn” nghĩa là chỉ hun nóng mà không đốt cháy, thiết bị này không tạo khói mà chỉ có làn hơi nước mỏng, không tàn thuốc, mùi nhẹ, không ám vào răng miệng, quần áo, không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về dòng sản phẩm thay thế thuốc lá này. Vì chưa đủ bằng chứng khoa học lâu dài để chứng minh các sản phẩm giảm thiểu tác hại cho người dùng khi sản phẩm chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây.

Suy cho cùng, không sản phẩm thuốc lá nào là tốt cả, chúng đều gây ra tác hại đến sức khỏe của người sử dụng với các cấp độ khác nhau. Nhưng đối với người nào chưa từ bỏ được thói quen có hại đó thì nên đối diện với thực tế để lựa chọn giải pháp bớt nguy hại hơn cho chính bản thân mình và không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Minh Phong

Muôn vàn khó khăn trong việc giảm tỉ lệ người hút thuốc lá

Muôn vàn khó khăn trong việc giảm tỉ lệ người hút thuốc lá

10 năm qua, Thái Lan đã tích cực xây dựng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc giảm thiểu số người hút thuốc lá điếu, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi.

Quý ông 46 tuổi bị sốc tim vì hút thuốc lá nhiều như ăn cơm

Quý ông 46 tuổi bị sốc tim vì hút thuốc lá nhiều như ăn cơm

Nam bệnh nhân 46 tuổi vào viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, tim chỉ còn 40 nhịp/phút, huyết áp tụt.

Lời giải nào cho bài toán “khói thuốc lá”

Lời giải nào cho bài toán “khói thuốc lá”

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá chứa hàng nghìn hóa chất, trong đó ít nhất là 60 chất gây ung thư hay độc hại.