Cụ thể, trường xét tuyển dựa theo hai phương thức là dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đối với tất cả ngành đào tạo) và xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đối với ngành Y khoa đào tạo tại Hà Nội.

Hai phương thức trên độc lập với nhau. Thí sinh có thể đăng ký cả hai phương thức khi xét tuyển. Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.

Với phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đối với ngành Y khoa, thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày nộp hồ sơ (dự kiến trước 15/6) và đạt mức điểm tốt thiểu.

{keywords}

Điểm trúng tuyển thấp hơn điểm trúng tuyển ngành Y khoa của phương thức xét tuyển 1 không quá 3 điểm và không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do trường quy định.

Trong trường hợp không tuyển đủ 10% chỉ tiêu, nhà trường sẽ dành chỉ tiêu còn lại cho ngành Y khoa của phương thức xét tuyển 1.

Với phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, đối tượng xét tuyển thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

{keywords}

Ngoài ra, thí sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Bộ GD-ĐT triệu tập được xem xét tuyển thẳng vào tất cả ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

Hội đồng tuyển sinh cũng sẽ xem xét tuyển thẳng thí sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, phải báo cáo đề tài dự thi bằng tiếng Anh trước hội đồng tuyển sinh và được tất cả thành viên hội đồng tuyển sinh dự họp đồng ý, thì được xem xét tuyển thẳng vào tất cả ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

Do tình hình dịch bệnh năm 2020, Bộ GD-ĐT không thể cử đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Những thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia trong diện được triệu tập tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2020 (có xác nhận của Bộ GD-ĐT), có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, phải báo cáo đề tài dự thi mà thí sinh đạt giải bằng tiếng Anh trước hội đồng tuyển sinh của trường và được tất cả thành viên hội đồng dự họp đồng ý, được xem xét tuyển thẳng vào tất cả ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xem xét tuyển thẳng vào các ngành hệ cử nhân phù hợp nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.

Chỉ tiêu tuyển thẳng không quá 25% chỉ tiêu mỗi chuyên ngành. Nếu số lượng hồ sơ đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển thẳng, ĐH Y Hà Nội xét theo tiêu chí ưu tiên lần lượt là thứ tự đoạt giải, điểm trung bình chung học tập lớp 10, lớp 11, lớp 12.

Trường ĐH Y Hà Nội dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng cho các thí sinh đã hoàn thành chương trình dự bị đại học năm học 2020-2021 vào các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Y tế công cộng, mỗi ngành 3 chỉ tiêu.

Chỉ tiêu vào các ngành cụ thể như sau:

{keywords}

TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội cho hay, quyết định đưa vào hình thức này bởi phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo đối với trình độ đại học của trường.

“Hơn nữa, đặc thù của ngành y giờ đây đòi hỏi tất cả việc tìm kiếm tài liệu, tham gia các hội nghị, hội thảo hội nhập với khu vực và quốc tế. Do đó, ngoại ngữ rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nghề nghiệp sau này của các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đây là lý do mà trường và thể hiện trong các chương trình đào tạo đổi mới y khoa chú trọng đến việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học khi tốt nghiệp, phục vụ cho việc đào tạo liên tục sau này”, ông Tùng lý giải.

Thúy Nga - Thanh Hùng

Trường ĐH Y tế Công cộng tuyển 455 chỉ tiêu theo 3 phương thức

Trường ĐH Y tế Công cộng tuyển 455 chỉ tiêu theo 3 phương thức

Năm 2021, Trường ĐH Y tế C­­­­­­­ông cộng tuyển sinh 455 chỉ tiêu theo 3 phương thức là xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét bằng học bạ.