Triều Tiên đã trở thành chủ đề nóng sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sớm ngày 29/11, bởi uy lực vũ khí được thử đã khiến cả thế giới bất ngờ.

Theo thông tin công bố, ICBM mới của Triều Tiên đạt độ cao 4.500km và bay được trong không trung gần một giờ đồng hồ. Với khả năng này, tên lửa mới của Triều Tiên được cho là có tầm bắn tới mọi khu vực thuộc đất Mỹ.

{keywords}
Hình ảnh vụ phóng tên lửa mới nhất. 

Nhưng không giống các lần trước, lần này tên lửa Triều Tiên lao xuống ngoài khơi bờ biển Nhật Bản nhưng không một máy quay nào của Nhật ghi lại được cú đáp của đầu đạn.

Theo Business Insider, thực tế, các quan chức quốc phòng của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản theo dấu vụ phóng đã đặt ra một nghi ngờ hợp lý: người Triều Tiên đã thử một tên lửa nhưng họ có thể đã làm giả một thành phần quan trọng.

Video vụ phóng: 

Mục đích của vụ phóng, theo giới chuyên gia, là để chứng tỏ các tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ. Ít phút sau diễn biến mới, các nhà khoa học Mỹ tính toán vũ khí này có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ, dựa vào khoảng thời gian bay, khoảng cách và độ cao đạt được.

Nhưng những gì mà bên ngoài không biết chắc, là tên lửa mới của Triều Tiên mang theo gì? Chỉ tên lửa không thôi thì không thể gây hủy diệt. Việc này là của các đầu đạn hạt nhân. Để di chuyển một đầu đạn hạt nhân – mà có thể nặng tới gần nửa tạ - là công việc rất khó khăn đối với các kỹ sư.

Và ở trường hợp này, Triều Tiên có thể đã phóng một ICBM cũ mà không mang đầu đạn để nó bay xa hơn.

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thường đích thân giám sát các vụ phóng tên lửa. (Ảnh: Reuters)

"Tên lửa này có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ" - David Wright, một nhà vật lý và là chuyên gia tên lửa tại Liên minh Các Nhà khoa học UCS, nhận định với báo Business Insider. "Tuy vậy, điều này không có ý nghĩa gì nhiều nếu không tính đến đầu đạn".

Truyền thông Triều Tiên nêu tên lửa mới là Hwasong-15, một ICBM hoàn hảo mà người ngoài chưa từng nhìn thấy bao giờ. Các ICBM trước đó của Bình Nhưỡng thuộc lớp Hwasong-14. 

Dường như có lý do hợp lý để nghi ngờ rằng, tuy thể hiện được tên lửa mới có thể bắn tới bất kỳ nơi nào ở Mỹ nhưng Triều Tiên lại không thể chứng minh tấn công được cường quốc số 1 thế giới bằng một đầu đạn hạt nhân. 

Thanh Hảo

Triều Tiên đã thử các vũ khí đáng sợ nào năm nay?

Triều Tiên đã thử các vũ khí đáng sợ nào năm nay?

Vụ thử tên lửa mạnh chưa từng có của Triều Tiên sáng 29/11 là diễn biến mới nhất trong chuỗi các vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa mà nước này dồn dập thực hiện trong năm 2017.

Triều Tiên phóng tên lửa, người dân xúc động rớm nước mắt

'MC quốc dân' của Triều Tiên - bà Ri Chun Hee đã xuất hiện trên Đài truyền hình Trung ương để thông báo về việc phóng lên lửa đạn đạo liên lục địa diễn ra rạng sáng 29/11.

Khả năng đáng sợ của tên lửa Triều Tiên vừa phóng

Khả năng đáng sợ của tên lửa Triều Tiên vừa phóng

Triều Tiên vừa phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và thực tế này cho thấy Bình Nhưỡng đã phát triển được một vũ khí đặt toàn bộ nước Mỹ vào tầm bắn.

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, rạng sáng 29/11 Triều Tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại nhất cho đến nay.

Bà Hillary bất ngờ khuyên ông Trump về Triều Tiên

Bà Hillary bất ngờ khuyên ông Trump về Triều Tiên

Bà Hillary Clinton vừa tận dụng một hội nghị ở Bắc Kinh để nhắc lập trường của Tổng thống Trump và của Trung Quốc về Triều Tiên.