- Tôi nghe nói anh vừa gặp chút chuyện rắc rối?

Nhà tôi bị chập nổ điện dẫn đến mất điện đúng vào những ngày cuối tuần. TP.HCM đang giãn cách để phòng chống dịch nên không khắc phục sự cố ngay được. Đó là những ngày tôi trải nghiệm sống trong bóng tối, không thể nấu ăn. Tôi phải ăn tạm sữa yến mạch, trái cây và mấy thứ linh tinh trong tủ lạnh. Tôi dùng điện thoại, laptop một cách tiết kiệm từ pin dự phòng, họp online chỉ qua điện thoại. May sao cầm cự được 2 ngày rưỡi thì có được sự hỗ trợ để sửa chữa lại nguồn điện.

Mọi chuyện đơn giản chỉ có vậy nhưng tôi vẫn mất ngủ 2 đêm liền vì quá nóng. Mắt tôi được "tặng" 2 quầng thâm trông rất ngộ nghĩnh.

Hiện tại, tuy đã sửa điện xong nhưng một vài thiết bị điện tử trong nhà tôi bị hỏng. Trùng hợp thế nào mà bếp, máy lạnh và tủ lạnh có 2 cái thì đều bị chập điện hỏng mất một cái. Thôi thì, có điện đã quý, đồ đạc hư để qua dịch sửa sau.

{keywords}
Anh Dũng đọc sách, họp online khi làm việc tại nhà.

- Tôi có thấy hình ảnh anh đi làm từ thiện nhưng thông tin này không nhiều người biết?

Tôi chỉ cập nhật thông tin và hình ảnh trên facebook cá nhân để lưu giữ làm kỷ niệm chứ không muốn rầm rộ. Việc tôi làm cũng nhỏ nhặt thôi. Tôi và người quen cùng nhau nấu cơm rồi phát cho người nghèo, gửi gạo và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho những khu vực bị phong tỏa. Còn chút thời gian, tôi đi phụ vài bếp ăn từ thiện. Dĩ nhiên, khi làm từ thiện thì không có phân biệt vai trò hay vị trí gì cả, tôi thoải mái tham gia hầu như tất cả khâu từ nấu nướng đến phân phát.

- Vì sao anh muốn làm điều đó?

Trước khi TP.HCM giãn cách theo Chỉ thị 16, có lần tôi đi công việc ở Quận 7 (TP.HCM) thì thấy rất nhiều người dân ngồi hoặc nằm vật vờ dọc cầu, trên vỉa hè. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều vì suốt thời gian đó, tôi cắm mặt lo xây dựng công ty nên ít khi ra đường.

Thậm chí khi về đến nhà rồi, tôi vẫn trăn trở không thôi. Có lẽ tôi quá sung sướng so với họ. Thế là tôi vận động người trong công ty và gia đình cùng nhau nấu cơm để phát cho những người dân ở chính những người đang sống lay lắt trên cung đường tôi đã đi qua hôm đó.

Mùa dịch, tôi đọc nhiều sách kinh Phật. Kinh sám hối có dạy: "Con coi khổ đau của người khác cũng như khổ đau của chính mình". Cả đời tôi chạy theo công việc, đến khi dừng lại để đi ngược vào bên trong mình, tôi thấy hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là một bữa ăn. Chỉ khi ra đường, bạn mới biết ngoài kia có bao nhiêu người khổ. May mắn, tôi được tập thể công ty và gia đình đồng hành hoạt động thiện nguyện của mình.

Tôi có chia sẻ với chị Ánh về việc từ thiện của mình. Chị Ánh là người hiểu biết, chăm chỉ và tâm của chị rất lương thiện. Khi ấy, chị có nói sẽ nấu cơm gửi cho bệnh nhân và các y, bác sĩ, đội ngũ tình nguyện viên trong khu cách ly tập trung. Chúng tôi đều góp một phần sức nhỏ, tiếp thêm động lực cho lực lượng tuyến đầu.

Chưa bao giờ tôi thấy thương mọi người như lúc này. Tôi ước mình biết sớm hơn và có thể làm nhiều hơn như vậy. Tôi sẽ còn làm nhiều việc thiện hơn nữa.

{keywords}
Anh Dũng tập thể dục.

- Một ngày của anh hiện nay diễn ra thế nào?

Thay vì dậy từ 5h30 sáng như trước dịch, những ngày này tôi dậy lúc 8h30. Buổi sáng, tôi họp và làm việc, dành buổi chiều đọc kịch bản, tập thể dục và thiền. Tôi thiền khoảng 1-2 tiếng. Thiền giúp tôi thấy cuộc sống rất đẹp. Thiền là một cách tôi đi chậm lại để tăng tốc nhanh hơn, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho các câu hỏi từ chính tâm thức mình.

Đến tối, tôi học online về marketing và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, học xong thì xem phim. Tôi xem phim trong tâm thế giải trí và học hỏi cách thế giới làm phim. Vì thế, tôi có thể xem đến 4-5 tiếng liền.  

Công ty của tôi mới thành lập nên có rất nhiều dự án TV show, phim điện ảnh,... phải lùi lịch. Ngoài họp nội bộ, tôi cũng liên hệ và họp với một số doanh nghiệp khác để tìm đối tác phù hợp, cùng nhau phát triển lâu dài. Vì vậy, tôi họp online hầu như mỗi ngày. Tôi vừa phải sắp xếp lại các dự án chưa kịp khởi động, vừa phải tính đường duy trì doanh nghiệp lâu dài. Việc này thực sự không dễ dàng.

Thiền là phần không thể thiếu trong một ngày của Anh Dũng thời giãn cách xã hội.

- Sống một mình ở thành phố thời dịch, gia đình anh hẳn lo nhiều?

Tôi thường gọi cho gia đình trước khi thiền. Hai lần tôi định về là Tết Nguyên đán năm nay và đợt khai trương công ty đều bùng dịch ngay sau đó. Vì vậy, đã lâu rồi tôi không về thăm nhà, rất nhớ bố mẹ.

Bố tôi 70 tuổi, mẹ cũng hơn 60 tuổi, ông bà ở Thái Nguyên luôn lo lắng không yên cho con trai sống ở tâm dịch. Bố mẹ có mấy câu dặn đi dặn lại như "Con đừng ra ngoài nhé", "Con giữ sức khỏe nhé" nhưng tôi rất trân trọng.

Có lần, bố nhắn tôi: "Con nhớ giữ gìn sức khỏe, qua dịch còn đi làm kiếm tiền báo hiếu bố mẹ". Không hiểu sao tôi khóc. Thời dịch đúng là rất khó khăn, không ai biết mình có thể cầm cự đến lúc nào nhưng chắc chắn tâm lý của tôi lúc này rất ổn định.

- Tôi cảm giác anh nói chuyện rất giống nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh, vì sao vậy?

Tôi chỉ có thể chia sẻ đơn giản rằng khi hai người đồng hành cùng nhau, họ sẽ phải cùng nhìn về một hướng, chung cách sống, cách nghĩ. Nếu không cùng tư tưởng, hai người sẽ rất khó đi cùng nhau trên một hành trình dài, có cố đi cũng dễ bị tác động bên ngoài đẩy ngã. 

Anh Dũng nói về mẹ trong show truyền hình:

Gia Bảo

Jack xin lỗi khán giả, thừa nhận có con với hotgirl Thiên An

Jack xin lỗi khán giả, thừa nhận có con với hotgirl Thiên An

"Dù đã chia tay, Jack vẫn mong muốn có cơ hội tiếp tục được thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm làm cha trọn vẹn hơn trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành", nam ca sĩ chia sẻ.

Diễn viên Anh Dũng: Tôi đọc khoảng 200 cuốn sách

Diễn viên Anh Dũng: Tôi đọc khoảng 200 cuốn sách

"Đúng là sách có thể cứu rỗi cả cuộc đời của tôi! Đã có những lúc tôi cảm thấy rất cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống và sách là người bạn duy nhất ở bên tôi, hiểu tôi muốn gì...", diễn viên Anh Dũng nói.