- Sau 6 tháng miệt mài dựng vở, mời diễn viên tham gia tập luyện, poster quảng cáo đã in, vé đã bán, bất ngờ diễn viên Phạm Thị Ngọc Trinh nhận được thông báo chấm dứt hợp tác từ phía Nhà hát Kịch TP.HCM. Sau nhiều thời gian giải quyết bằng tình cảm không được, cô quyết định khởi kiện ra tòa.
Từ thỏa thuận...miệng đến đưa nhau ra tòa
Theo đơn kiện của nghệ sĩ Ngọc Trinh, năm 2014, giữa cô và Nhà hát Kịch TP.HCM do ông Trần Khánh Hoàng, nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch TP.HCM làm đại diện, đã có thỏa thuận hợp tác để dàn dựng, tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng theo phương thức xã hội hóa góp vốn dựng vở kinh doanh.
Diễn viên Ngọc Trinh tại phiên xét xử |
Mặc dù, mong muốn của nghệ sĩ Ngọc Trinh chỉ muốn làm đối tác với phía nhà hát, nhưng khi ông Trần Khánh Hoàng yêu cầu Ngọc Trinh ký đồng lao động với Nhà hát Kịch TP.HCM, trở thành diễn viên của nhà hát.
Tuy nhiên, do hai bên không thỏa thuận được với nhau về một số quyền lợi nên Ngọc Trinh đã làm đơn xin kết thúc hợp đồng lao động. Ngày 1/11/2014, Nhà hát Kịch TP.HCM tổ chức cuộc họp đơn phương quyết định chấm dứt hợp tác với Ngọc Trinh, dẫn đến hủy bỏ những suất diễn dù đã bán vé. 6 vở kịch do Ngọc Trinh đầu tư dàn dựng cũng không diễn được tại sân khấu của nhà hát này suốt 3 năm qua.
Trước quyết định này của Nhà hát Kịch TP.HCM, nghệ sĩ Ngọc Trinh đã quyết định khởi kiện ra Tòa, yêu cầu Nhà hát Kịch hoàn trả chi phí đầu tư cho 6 vở kịch đã biểu diễn, chi phí bù lỗ diễn viên biểu diễn, chi phí đầu tư kịch bản diễn Tết năm 2015, tổng cộng hơn 546 triệu đồng.
Tại tòa, Ngọc Trinh cho biết bản thân đã bỏ nhiều chi phí để dàn dựng lại, làm mới các vở kịch rồi đưa về nhà hát biểu diễn. Tuy nhiên, nhà hát lại chấm dứt hợp tác một cách đột ngột dù nhóm kịch không vi phạm bất cứ quy định nào...
Phủ nhận lời khai trên của bà Trinh, ông Trần Khánh Hoàng thừa nhận hai bên có sự hợp tác với nhau. Sau đó, ông đặt vấn đề sẽ ký hợp đồng hợp tác với bà Ngọc Trinh. Nhà hát đã soạn hợp đồng trình lên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để hợp thức hóa hoạt động của nhóm kịch Ngọc Trinh. Tuy nhiên bà Trinh không chịu ký hợp đồng và bảo để nhóm kịch tự hoạt động.
Trong hồ sơ khởi kiện, Ngọc Trinh đã nộp cho tòa hợp đồng lao động giữa bà ký với Nhà hát kịch và bản thỏa thuận hợp tác không đề ngày tháng, không có chữ kỹ giữa hai bên.
Nay bà đề nghị tòa giải quyết việc tranh chấp giữa bà và nhà hát với tư cách đối tác.
Tuy nhiên, luật sư Hà Hải (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà hát), cho rằng khi tranh chấp với nhà hát, bà Trinh là người lao động của nhà hát (thể hiện bằng hợp đồng lao động) chứ không phải đối tác (vì thỏa thuận hợp tác không có chữ ký, không có số, ngày tháng).
Theo ông Trần Khánh Hoàng, Nhà hát kịch chưa ký hợp đồng hợp tác với bà Ngọc Trinh mà mới chỉ có thỏa thuận. Các chứng cứ bà Ngọc Trinh cung cấp không có con dấu của nhà hát. Vì vậy ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tại tòa, cả bà Ngọc Trinh và đại diện nhà hát đều thừa nhận mặc dù hai bên chưa ký hợp đồng thỏa thuận nhưng đã có thỏa thuận miệng.Bà Trinh cho rằng mỗi đêm diễn, bà phải trả cho nhà hát 4 triệu đồng tiền điện nước, tiền nhân viên phục vụ...Tổng cộng bà đã nộp cho nhà hát 250 triệu đồng. Trong khi đó, ông Trần Hoàng Khánh cho rằng thời gian bà Trinh diễn kịch, nhà hát bị thiệt hại hơn 1,5 tỉ đồng.
Cả hai bên bất ngờ xuống nước
Tại phiên xử ngày 7/7, trong khi chờ HĐXX, nghệ sĩ Ngọc Trinh đã quyết định rút phần yêu cầu xuống còn 430 triệu đồng (trong đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường hơn 546 triệu đồng).
Lãnh đạo Nhà hát Kịch TP. HCM có mặt tại phiên tòa |
Về phía nhà hát, cũng bất ngờ thiện chí khi đồng ý để Ngọc Trinh được diễn 52 suất tại nhà hát mà không thu phí nhằm giúp Ngọc Trinh thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Tuy nhiên, nhà hát Kịch TP.HCM vẫn giữ nguyên quan điểm không chấp nhận bồi thường những khoản mà nguyên đơn là diễn viên Ngọc Trinh yêu cầu vì cho rằng không có thỏa thuận hợp tác nào với diễn viên Ngọc Trinh.
Tranh luận tại phiên xử sáng ngày 7/7, đại diện VKS đã đưa ra quan điểm, cần làm rõ là có hay không thỏa thuận hợp tác sân khấu xã hội hóa giữa nguyên đơn và bị đơn.
Giữa hai bên còn có sự bất đồng về việc nộp thuế doanh nghiệp; có những khoản Ngoc Trinh không nhận được một số khoản tiền nhà hát ghi trong thỏa thuận hợp tác, dẫn tới việc diễn viên Ngọc Trinh không ký kết hợp đồng. Điều này cho thấy nhà hát vi phạm hợp đồng nên cần khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Về chi phí đầu tư cho 5 vở kịch gồm kịch bản, sân khấu, diễn viên, cảnh trí, phục trang…Đến nay, các vở kịch vẫn thuộc quyền sở hữu của Ngọc Trinh nên việc yêu cầu bị đơn bồi thường là không có cơ sở chấp nhận.
Có cơ sở buộc bị đơn thanh toán lại một phần yêu cầu của diễn viên Ngọc Trinh về những chi phí đã đầu tư tại nhà hát có hóa đơn, chứng từ…
Sau hai ngày xét xử căng thẳng, tưởng rằng vụ kiện của diễn viên Phạm Thị Ngọc Trinh với Nhà hát Kịch TP.HCM đã đi đến hồi kết. Tuy nhiên, do vụ án còn nhiều vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng nên HĐXX đã quyết định nghị án kéo dài đến ngày 11/7 mới tuyên án.
Giám đốc Chi nhánh Quỹ Nhân ái lừa đảo chiếm đoạt gần 4,8 tỷ
Giám đốc Chi nhánh Quỹ Nhân ái người cao tuổi tại Quảng Bình và Quảng Trị đã lừa đảo chiếm đoạt gần 4,8 tỷ đồng.
Phóng viên bị đuổi việc vì ghép sai tên nhân vật
Ghép sai tên nhân vật trong một phóng sự, anh Hoài đã bị họp kỷ luật khiển trách nhưng Giám đốc Đài PTTH tỉnh quyết định đuổi việc.
Luật sư vào khách sạn hạng sang tìm chứng cứ vụ Phương Nga
Để tìm chứng cứ chứng minh cho mối quan hệ tình cảm giữa Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ, luật sư Dũ đã phải tìm đến các khách sạn, resort từ Huế vào tới Phú Quốc để thu thập thông tin lưu trú của họ.
Bi kịch gia đình từ những cuộc tình ngang trái
Người tình chết, con đi tù, người đời đàm tiếu. Chỉ vì thỏa mãn cái tôi cá nhân, không ít ông bố, bà mẹ đã đẩy con cái vào vòng lao lý, gia đình tan nát.
Đoàn Nga