- Ngày 12/11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo khác sẽ diễn ra tại TAND tỉnh Phú Thọ. Điều gì đang chờ đợi ông Vĩnh?

Tin pháp luật số 107: Trục trặc cáo trạng vụ Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam

Sân tòa 1.000 m2 xét xử cựu tướng Phan Văn Vĩnh

Cáo trạng cho rằng, khi đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, ông Phan Văn Vĩnh đã có hành vi lợi dụng việc Bộ Công an cho phép thành lập công ty bình phong thuộc Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (công ty CNC) đã đồng tình với đề nghị của Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng C50) và ký ban hành quyết định công nhận công ty CNC là công ty bình phong khi chưa có ý kiến thống nhất của Tổng cục 3 là trái quy trình.

Với cương vị của mình, ông Vĩnh phải là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội Tổ chức đánh bạc, tội Đánh bạc để còn có trách nhiệm đấu tranh trực tiếp và hướng dẫn đối với cấp dưới.

{keywords}
Ông Phan Văn Vĩnh

Thế nhưng, sau khi nhận báo cáo do Nguyễn Văn Dương ký có đề xuất với ý - cho công khai việc kết nối, phục vụ cho game bài đánh bạc thì ông Vĩnh đã bút phê: "Kính chuyển đồng chí Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nghiên cứu và đề xuất".

Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của ông Vĩnh, ông Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới soạn công văn để ông Hóa ký, đề xuất Phan Văn Vĩnh nội dung trên.

Tiếp đó, vào ngày 22/5/2016, ông Vĩnh bút phê: "Đồng ý đề xuất, giao đồng chí Cục trưởng C50 trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát, tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động thí điểm và các thủ tục pháp lý đúng yêu cầu...".

Hành vi cho phép nêu trên của ông Vĩnh bị cáo buộc là trái với nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao quy định tại khoản 2, điều 4, nghị định 25/2014/NĐ- CP ngày 7/4/2014.

Áp dụng điều luật nào xử lý ông Phan Văn Vĩnh?

Cáo buộc chỉ ra rằng, chính người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc đấu tranh với loại tội phạm công nghệ cao đã dung túng cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm thực hiện tội phạm, đồng thời ngăn cản có hiệu quả đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Dương và đồng phạm.

Xét hành vi khách quan của ông Phan Văn Vĩnh đã đầy đủ dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm khác tổ chức đánh bạc.

Song về chủ thể thì ông Vĩnh là người có chức vụ quyền hạn với đầy đủ công cụ, phương tiện, lực lượng được Nhà nước giao để thực hiện việc phòng ngừa, trấn áp, có ý nghĩa quyết định việc sống, còn của game bài do Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm vận hành, nhưng ông Vĩnh không làm mà để tồn tại, phát triển, gây ra hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Do vậy, xét về bản chất thì hành vi của ông Vĩnh có dấu hiệu "bảo kê", nhận hối lộ, trong đó bị can Phan Văn Vĩnh là người chỉ huy, còn Nguyễn Thanh Hóa là người thực hành tích cực.

Quá trình điều tra, CQĐT chưa đủ căn cứ để xác định ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân. Do vậy, việc xem xét xử lý hành vi của ông Phan Văn Vĩnh mới dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", được quy định tại khoản 3, điều 281, BLHS năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại điều 7, BLHS thì hành vi phạm tội của ông Vĩnh được áp dụng xử lý theo điểm a, khoản 2, điều 356, BLHS năm 2015, được sửa đổi năm 2017.

Ngoài các tình tiết định khung, ông Phan Văn Vĩnh không phải chịu tình tiết tăng nặng nào mà còn được VKSND tỉnh Phú Thọ kê ra nhiều tình tiết giảm nhẹ như: khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ An ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...

Theo quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), khoản 1 điều này được bổ sung bởi điểm s khoản 1 điều 2 luật sửa đổi bộ luật Hình sự 2017 thì:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 2 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Chuẩn bị phiên xử ông Phan Văn Vĩnh: Triệu tập 3 điều tra viên

Chuẩn bị phiên xử ông Phan Văn Vĩnh: Triệu tập 3 điều tra viên

Tại phiên xét xử ông Phan Văn Vĩnh và đồng phạm, tòa triệu tập 3 điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra, Công an Phú Thọ.

Vụ ông Phan Văn Vĩnh: Ai 'nín thở' ở giai đoạn 2 vụ án?

Vụ ông Phan Văn Vĩnh: Ai 'nín thở' ở giai đoạn 2 vụ án?

Hoàn tất kết luận điều tra vụ ông Phan Văn Vĩnh, CQĐT nhắc đến nhiều cái tên, nhiều đơn vị sẽ tiếp tục bị điều tra ở giai đoạn 2.

Đính chính cáo trạng vụ Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam

Đính chính cáo trạng vụ Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam

VKSND tỉnh Phú Thọ có đính chính bản cáo trạng vụ Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam và đồng phạm.

T.Nhung