Horizon Zero Dawn là cái tên đã nhận được nhiều tán dương và được xem như một ngôi sao sáng sẽ xuất hiện trong danh sách những tựa game tiêu biểu nhất của làng game trong năm nay. Thế nhưng gần đây, tựa game này lại vấp phải những phản ứng gay gắt vì đã xây dựng và thể hiện về đời sống các bộ lạc thổ dân một cách tiêu cực, mà theo như đề tựa của game bằng 4 từ là “savage, brave, primal, tribal” – hoang sơ, dữ dội, nguyên thủy và đầy tính bộ lạc.
Vào ngày 28.2 vừa qua, một tác giả người thổ dân bản địa tại Hoa Kỳ đã nêu đích danh tựa game này trong một bài viết của mình rằng những từ ngữ đó mang trong mình sự kì thị mang tính chất lịch sử. Nữ tác giả này, cô Dia Lacina cho rằng những từ như hoang sơ, bộ lạc và nguyên thủy có thể “nhấn mạnh bản chất kì thị chủng tộc và suy nghĩ thực dân của dân tộc khác đối với những người thổ dân bản xứ”. Lacina cũng kêu gọi những người chuyên viết đánh giá về game đừng sử dụng lại những từ ngữ này trong bài viết của mình cho tựa Horizon Zero Dawn vì nó sẽ vô tình xúc phạm nền văn hóa bản địa.
“Video games đã xâm phạm đến văn hóa bản xứ một cách trực tiếp lẫn gián tiếp suốt bao thập kỉ nay.” Lacina viết “Và dù chúng ta luôn hi vọng cho một tương lai công bằng hơn – song có lẽ chuyện này sẽ không sớm chấm dứt.”
Những phát biểu này đã khiến cho người chịu trách nhiệm nội dung chính của game trong Guerilla là John Gonzales phải lên tiếng. Gonzales nói rằng ông và đội ngũ của mình hoàn toàn rất cân nhắc trong việc lựa chọn từ ngữ để miêu tả cho game, và họ hoàn toàn không có ý xúc phạm gì đến bất cứ cộng đồng nào. Ông còn cho hay đội ngũ của mình đã phải tìm hiểu nghiên cứu rất cẩn thận về văn hóa các bộ lạc bản xứ, mọi người đều xem xét mọi góc cạnh lịch sử lẫn văn hóa một cách đa chiều. Đó chính là lí do, mọi người vẫn hay so sánh nhân vật chính Nora với một người Viking nhiều hơn là một thành viên của bộ lạc bản địa.
Gonzales khẳng định đội ngũ luôn luôn loại bỏ những yếu tố mang tính tiêu cực, nhưng thực không thể nào tránh khỏi việc mỗi người tiếp nhận có cách đánh giá riêng.
“Với những gì mà văn hóa internet đang phát triển và diễn ra hằng ngày, hoàn toàn không thể tiên liệu trước được cái gì sẽ trở thành phản cảm,” Gonzales bổ sung thêm “Chắc chắn chúng tôi không hề cố ý để trở thành những kẻ thiếu nhạy cảm, hay công kích bất cứ ai, bằng bất cứ cách nào.”
Trên Twitter, Lacina cho hay những phản biện của bên sản xuất Guerilla Games hoàn toàn nằm trong dự đoán của cô, nhưng vẫn cảm thấy thất vọng về sự thiếu trách nhiệm của studio. Những ý kiến phản bác khác cũng thể hiện quan điểm trên bài phản biện của Gonzales rằng, đây là một ví dụ, một bài học tiêu biểu cho việc lẽ ra bên sản xuất có thể tránh khỏi rắc rối nếu chịu khó đối thoại và nghiên cứu với những cộng đồng bản xứ.
Gonzales nói rằng đội ngũ của ông đã nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố có thể gây phản cảm và những thuật ngữ nào không được sử dụng, và chỉ ra từ “brave” là một từ mà mọi người đã phải rất vất vả để lựa chọn sử dụng. Gonzales cho hay họ không có ý ám chỉ nền văn hóa đó hay những người thuộc nền văn hoá ấy là “dữ tợn”, đó chỉ là một tính từ để gắn liền với tính chất của những chiến binh.
“Nó là một thuật ngữ mà (chúng tôi cảm thấy) không mang tính xúc phạm, khi mà trước đó chúng tôi đã từng xem xét qua nhiều từ ngữ khác có tính công kích tiêu cực rõ ràng hơn với những thổ dân Mỹ bản địa và những nhóm thổ dân khác trong suốt chiều dài lịch sử.” Ông bổ sung thêm “Thế nên, chúng tôi đã quyết định dùng từ “brave” vì nó không phải là một thuật ngữ gây tranh cãi nhiều như những từ khác.”
Những ý kiến trái chiều xung quang từ “braves” cũng không phải là mới – hầu hết những người hâm mộ giải bóng chày Major League đều đã biết. Cho đến năm 1989, dội Atlanta Braves sử dụng hình ảnh gương mặt người thổ dân Mỹ làm logo cho mình. Sau đó logo này nhận được sự phản đối mãnh liệt từ thành viên của cộng đồng người thổ dân bản xứ Mỹ cũng như những nhà hoạt động xã hội. Kết quả, đội bóng sau này chỉ dùng một chữ A để làm logo, tuy vẫn giữ lại các tên Braves.
Cuối cùng, Lacina kết thúc vấn đề bằng việc hi vọng những đối thoại với Gonzales sẽ khiến các studio khác cẩn thận hơn với việc sử dụng từ ngữ của mình.
Thế nên mới nói game hay game tốt chưa chắc không vấp phải “búa rìa dư luận”. Horizon Zero Dawn được những trang phê bình đánh giá cực kì tốt, thậm chí có trang cho hẳn 10/10.