Ông Phan Văn Chánh được mệnh danh là "vua gốc tre" khi có thể biến những gốc tre bỏ đi thành món đồ gia dụng độc lạ.
Về thôn Hanh Đông, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam hỏi nhà ông Năm Chánh một tay thì ai cũng biết. Người dân ở đây luôn dành cho "nghệ nhân làng" này sự thán phục về ý chí, nghị lực vượt lên số phận và ngưỡng mộ ông bởi những sản phẩm rất cuốn hút được tạo ra từ gốc tre.
Những thứ đồ nội thất trong nhà từ bàn ghế, tủ, giường... đều bằng tre, tự tay ông Năm Chánh làm và bài trí.
Ông được mệnh danh là "vua gốc tre" nên trong ngôi nhà khang trang của ông, những thứ đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ đến giường... đều bằng tre, tự tay ông Năm Chánh làm và bài trí.
Các sản phẩm được ông làm rất tỉ mỉ, có độ tinh xảo cao, thu hút rất nhiều khách hàng.
Đưa tay chỉ về gốc tre đang làm lỡ dở, ông Chánh kể, trước đây gia đình ông rất nghèo nên thu nhập chủ yếu của gia đình là từ nghề nông và đi làm thuê. Năm 22 tuổi, trong một lần đi làm không may ông bị tai nạn lao động và mất đi cánh tay phải.
Mất đi một cánh tay từ khi còn trẻ, nhưng ông đã vượt lên số phận để làm giàu.
Tai nạn như một biến cố không bao giờ quên trong cuộc đời ông. Từ một thanh niên khỏe mạnh, trụ cột chính trong gia đình, bỗng chốc bị mất cánh tay đã làm cuộc sống của ông đảo lộn, rơi vào tuyệt vọng.
Khi mới bắt đầu làm, ông Chánh chỉ làm những đồ đơn giản, ít kỹ thuật.
"Mất đi một tay khiến khả năng lao động của tôi hầu như không còn, mọi sinh hoạt rất khó khăn huống hồ gì lao động bằng chân tay. Tuy nhiên, tôi luôn suy nghĩ mình tàn nhưng không phế, vẫn có thể kiếm được cái nghề để giúp đỡ cho gia đình, nuôi con ăn học", ông Chánh nhớ lại.
Nhiều người không biết chuyện, nên thường bảo ông "khùng" suốt ngày mang những bỏ đi về nhà.
Ban đầu ông làm việc ở một lò gạch ở địa phương và sau đó chuyển sang đan lát, làm những sản phẩm từ tre như thúng, rổ, nơm… để bán kiếm tiền phụ vợ con. Đến năm 2006, trận lũ lịch sử ở Quảng Nam đã làm cho các vườn tre trong xã bật gốc, nằm trơ trọi bên sông.
Muốn làm được bộ bàn ghế phải mất rất nhiều bước và tốn hơn một tháng để hoàn thành.
"Vô tình tôi thấy được những gốc tre cong veo, sần sùi nhưng rất đẹp mắt, nên tôi đã nảy ra ý tưởng biến những gốc tre ấy thành một cái gì đó, chẳng hạn như một bộ bàn ghế", ông Chánh kể.
Công đoạn quan trọng, khó nhất là đi đào gốc tre và ngâm tre.
Nghĩ là làm, ông đã thức trắng đêm để lên ý tưởng rồi phác họa bộ bàn ghế mà nguyên liệu là từ gốc tre. Sau khi có được bản vẽ ưng ý, ông bắt tay vào chế tạo các dụng cụ phù hợp chỉ với một tay của mình.
Gốc tre được tìm mua phải là "tre đanh" được trồng trên gò, già đủ 5 năm tuổi trở lên
Khi mới bắt đầu làm, ông Chánh chỉ làm những bộ bàn ghế thẳng, ít kỹ thuật, không bắt mắt nên khách hàng chẳng có bao nhiêu. Nhiều người không biết chuyện, lại bảo ông "khùng" suốt ngày mang những đồ bỏ đi về cho chật nhà.
This video
"Gã khùng" một tay kiếm hàng chục triệu mỗi tháng từ gốc tre
"Khi tôi đi tìm gốc tre về để làm bàn ghế thì họ bảo tôi khùng, có một tay lại làm những việc trời ơi đất hỡi. Nhưng họ càng nói, tôi càng quyết tâm học hỏi để chứng minh là mình có thể làm được", ông Chánh nói.
Gốc sau khi đào phải được ngâm dưới bùn ít nhất 3 tháng để không bị mối, mọt và tăng độ chắc chắn.
Ý chí quyết tâm đã giúp ông vượt qua khó khăn để tìm tòi, học hỏi những kỹ thuật khó với mong muốn làm ra những sản phẩm đẹp hơn, hữu dụng hơn.
Trải qua nhiều lần thất bại, các sản phẩm độc lạ có độ tinh xảo cao đã được cho ra đời, khách hàng cũng đặt nhiều hơn. Từ đó cái tên "vua gốc tre" đã vang danh đi khắp trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.
Hô biến gốc tre thành món đồ tiền triệu
Từ năm 2012 trở đi, xu hướng sử dụng các mặt hàng mỹ nghệ, đồ dùng thường ngày bằng vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường bắt đầu nở rộ. Ông Chánh được nhiều người ở xa biết tới và đơn hàng cũng đến dồn dập.
Tre đủ chất lượng mới được đưa lên phơi khô để chế tác.
Để các sản phẩm có được độ bền nên ông cần phải rất kỹ trong việc chọn tre và xử lý trước khi làm. Gốc tre được tìm mua phải là "tre đanh" được trồng trên gò, già đủ 5 năm tuổi trở lên.
Những gốc tre được mài nhẵn và đánh giấy nhám trở nên đẹp dưới bàn tay của ông Chánh.
Sau khi đào được gốc phải đem về ngâm dưới bùn ít nhất 3 tháng để không bị mối, mọt ăn và tăng độ chắc chắn cho tre. Tre đủ chất lượng mới được đưa lên phơi khô để chế tác. Nhờ kỹ lưỡng ở tất cả các khâu nên các sản phẩm của ông luôn đạt cả về độ bền và thẩm mỹ.
Một bộ bàn ghế trung bình cần khoảng 40 gốc tre khác nhau, được lựa chọn kỹ càng và chắc chắn.
"Một bộ bàn ghế trung bình cần khoảng 40 gốc tre khác nhau. Trong đó, gốc được dùng làm chân ghế, thành ghế, tay cầm… cần phải rất đẹp và chắc chắn. Mỗi bộ mất hơn một tháng để hoàn thành, đó là chưa kể việc cần rất nhiều thời gian để đi tìm những gốc tre có độ cong, cân xứng với nhau", ông Chánh cho biết.
Bộ bàn ghế từ gốc tre của ông có giá từ 25-60 triệu đồng/bộ, tùy số món đi theo.
Trung bình gần 2 tháng, ông Chánh bán ra được một bộ sản phẩm từ gốc tre, giá thị trường từ 25-60 triệu đồng, tùy số món đi theo (bộ 5 món và 9 món). Có bộ được khách hàng đặt riêng và làm từ gốc tre khủng được ông bán ra với giá 65-70 triệu đồng.
Một năm ông bán được khoảng 8 bộ, thu nhập từ 200-400 triệu đồng. Đây là khoản thu "khủng" với người dân tại vùng quê xã Đại Thạnh, nhất là với một người lao động chỉ còn một cánh tay trái như ông Năm Chánh.
Không chỉ làm bàn ghế, ông còn tạo nhiều sản phẩm khác như nôi, giường, tủ thờ, bàn trang điểm… rất hút khách.
Không chỉ làm bàn ghế, "vua gốc tre" Phan Văn Chánh còn tạo được nhiều sản phẩm khác như nôi, giường, tủ thờ, bàn trang điểm… Và dĩ nhiên, tất cả các sản phẩm của ông đều được làm tỉ mỉ từ gốc tre.
Giờ đây, hàng của ông Chánh làm ra đã được nhiều người ở các nơi như TPHCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng đón nhận… Nhiều người nước ngoài mê đồ tre cũng tìm đến hoặc nhờ liên hệ để đặt hàng khiến ông làm không hết việc.
(Theo Dân Trí)
Trừ lá tre, những bộ phận khác đều có thể làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mỹ nghệ . Những gốc tre tưởng chừng bỏ đi lại là thứ có giá trị nhất khi qua bàn tay của những người thợ lành nghề.