Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã có những chia sẻ về phương hướng phát triển đô thị thông minh. Theo đó, việc phát triển đô thị thông minh không chỉ là trách nhiệm của cơ quan Trung ương mà còn cần sự hợp tác, chủ động của các chính quyền đô thị, đối tác; cần phải được cụ thể hóa trên cơ sở các kế hoạch thực hiện, hợp tác cùng thúc đẩy.
Thứ trưởng Lê Quang Hùng chia sẻ thêm, quy hoạch và quản lý thông minh là nền tảng của phát triển đô thị thông minh. Trước mắt, việc áp dụng đô thị thông minh cần trở thành ưu tiên trong phát triển các khu đô thị mới và các công trình xây dựng mới. Đối với khu vực đô thị hiện hữu, từng bước giải quyết thông minh từng phần, đảm bảo sự phù hợp về nguồn lực, năng lực và bối cảnh kinh tế xã hội địa phương.
Việc áp dụng đô thị thông minh nên trở thành ưu tiên trong phát triển các khu đô thị mới và các công trình xây dựng mới (ảnh minh họa). |
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng đăng tải, trên cả nước đã có 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, cho toàn tỉnh hoặc cho một đô thị thuộc tỉnh.
Tuy nhiên, việc triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn. Nhận thức về đô thị thông minh từ nhu cầu của nhà quản lý, lãnh đạo ở địa phương, nhu cầu cung cấp sản phẩm của cộng đồng doanh nghiệp, chủ đầu tư, hay nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ của người dân chưa được nâng cao.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ.
H.A.H
Bộ Xây dựng đang lượng hóa các tiêu chí về đô thị thông minh
Phát biểu trong hội thảo mới đây, Thứ trưởng Lê Quang Hùng chia sẻ, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu lượng hóa các tiêu chí về đô thị thông minh ở các lĩnh vực quy hoạch đô thị, hạ tầng đô thị, kiến trúc đô thị, vận hành đô thị...