- Theo phong tục địa phương, tại phiên chợ Chuộng (tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) nếu càng đánh nhau to thì năm đó người dân trong làng càng được nhiều may mắn.

Cứ đến sáng mùng 6 Tết hằng năm là người dân các huyện như: Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa) lại rồng rắn kéo về dự phiên chợ Chuộng (hay còn gọi là chợ đánh nhau) để tham gia lấy lộc đầu năm.

{keywords}

Người dân nơi đây chủ yếu “đánh nhau” bằng hình thức ném cà chua, trứng vào người nhau, ai bị ném vào người nhiều thì năm đó người đó có lộc càng lớn.

Anh Lê Tuấn Anh (xã Đông Hoàng) cho biết, anh đi làm ăn xa quê, chỉ Tết mới về, tuy nhiên không năm nào anh bỏ phiên chợ này: “Tôi rất hạnh phúc, vì năm nay tôi bị “choảng” nhiều, chứng tỏ có nhiều lộc và may mắn”.

Chợ này còn được gọi là chợ 'mua may bán rủi' vì người bán quan niệm xua đi những cái rủi trong năm, còn người mua được mang may mắn về nhà.

Sở dĩ đến nay vẫn còn phiên chợ độc đáo này, theo những vị cao niên trong làng kể lại, vào thời vua Lê, đúng mùng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh cho quân sĩ cùng dân làng họp chợ. Khi quân giặc chạy đến, thấy đông người chúng tưởng đây chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên mất cảnh giác. Do thấy quân giặc sơ ý, vị tướng liền phát lệnh tấn công, địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch.

Để tưởng nhớ vị tướng đã có công dẹp giặc, cứ vào mùng 6 Tết hàng năm, người dân lại nô nức họp chợ.

Một số hình ảnh trong phiên chợ đặc biệt:

{keywords}

{keywords}

 Người dân đuổi và 'đánh nhau' bằng đủ các loại hoa quả, trứng, ...

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Nhiều loại hoa quả được bày bán tại phiên chợ đặc biệt này.

Lê Anh