Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều cửa hàng bán nhu yếu phẩm trên địa bàn TP Hà Nội đã có những mô hình mới nhằm thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội.
Những người đi ngang cửa hàng tại số 18, phố Đại Linh (phường Trung Văn) đây đều quan tâm về mô hình kinh doanh này |
Hiện, có một chuỗi của hàng ở Hà Nội đã thực hiện mở hệ thống "Cửa hàng không người bán", trong đó các mặt hàng rau, củ, quả các loại... được đóng gói với giá niêm yết dán bên ngoài, người mua tự lựa chọn và tự trả tiền.
Mô hình này dựa trên sự trung thực, tự giác của khách hàng. Ngoài ra, trong thời gian giãn cách xã hội, cửa hàng còn có chính sách cho người có hoàn cảnh khó khăn mua trước, trả tiền sau khi hết giãn cách.
Những người đi ngang cửa hàng tại số 18, phố Đại Linh (phường Trung Văn) đây đều quan tâm về mô hình kinh doanh này |
Tại số 18, phố Đại Linh (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) và số 81-83 phố Triều Khúc (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân), chuỗi hệ thống "Cửa hàng giãn cách không người bán" đã dựng kệ hàng hóa khoảng 10 m2, có đầy đủ rau, củ, quả… đều đồng giá 10 ngàn/1 sản phẩm. Tất cả những người dân khi đến đây, tuỳ chọn sản phẩm mình cần mua và tự động bỏ tiền vào hộp. Nếu những người khi đến đây lấy đồ, không có tiền có thể được nợ và đến trả sau.
Anh Nguyễn Hoàng Kiệt, quản lý nhà hàng, cho biết xuất phát từ ý tưởng cùng chung tay giúp người dân vượt qua dịch Covid-19 nên công ty anh làm việc đã đưa ra ý tưởng "Cửa hàng giãn cách không người bán".
Càng về chiều, lượng khách đến khá đông. Song, những khách hàng khi đến đây đều phải đứng giãn cách không được tụ tập tại cửa hàng |
Anh Kiệt cho biết thêm: "Cửa hàng chủ yếu giúp người dân thuận tiện trong việc mua hàng và đảm bảo giãn cách để phòng chống dịch. Người dân đến mua hàng thoải mái lựa chọn sản phẩm mà mình cần và tất cả các sản phẩm đều đồng giá 10.000 đồng".
"Hiện "Cửa hàng giãn cách không người bán" chủ yếu là để giúp đỡ người dân, không quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận. Chính vì vậy, người dân khó khăn có thể tới lấy hàng mà không cần trả tiền, nếu khi nào đỡ khó khăn thì trả tiền sau cũng được..." - anh Nguyễn Hoàng Kiệt chia sẻ.
Rất nhiều loại rau, củ, quả được bày bán ở đây |
Đang mua hàng, anh Nguyễn Duy Mạnh (SN 1998, quê Quảng Ninh, hiện là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết: "Do giãn cách xã hội kéo dài khiến việc học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. "Cửa hàng giãn cách không người bán" rất tiện lợi và đặc biệt đảm bảo giãn cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế vì chỉ có người mua, không người bán và không có nhiều người vào mua cùng lúc".
Người dân đang xem giá tại cửa hàng. Tất cả những mặt hàng ở đây đều đồng giá 10.000 đồng/1 sản phẩm |
Dù cửa hàng có không rộng nhưng người dân đều hài lòng khi đến đây mua |
Nhiều mặt hàng cho người mua lựa chọn |
Hộp đựng dưa leo được bọc kín và rất sạch sẽ |
Người dân đến mua hàng tự bỏ tiền vào hộp hoặc khay |
Mua hàng xong, tự bỏ tiền vào hộp đựng |
Nếu không có tiền, có thể nợ và đến trả sau |
"Cửa hàng giãn cách không người bán" số 81-83 phố Triều Khúc |
(Theo Người Lao Động)
Chưa từng thấy ở Hà Nội, họp chợ bán rau trong nhà văn hoá
Trong những ngày chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, chợ lưu động kiểu mới đã xuất hiện tại các nhà văn hóa ở Hà Đông, Hà Nội để phục vụ bà con các mặt hàng thiết yếu.