Đó là khẳng định của công ty vận hành đập Tam Hiệp với Thời báo Hoàn cầu cuối tuần qua. Đơn vị này đã bác bỏ tin đồn và nghi vấn của báo chí nước ngoài về nguy cơ đập biến dạng.
Tân Hoa Xã đưa tin, đập Tam Hiệp sáng ngày 19/7 đã xử lý thành công đợt lụt tồi tệ nhất trong năm 2020 và vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động ổn định.
Đập Tam Điệp mở 3 cửa xả lũ ngày 18/7. Ảnh: Tân Hoa xã |
Vào lúc 8h ngày 18/7, dòng chảy vào hồ chứa Tam Hiệp lên đến 61.000 m3/giây trong khi dòng chảy ra 33.000 m3/giây, ngăn tới 45% lượng nước lụt. Mực nước lên đến 160,17 mét.
Sáng ngày 19/7, lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp giảm bớt và dòng lũ đã được điều phối qua đập một cách suôn sẻ. Vào lúc 2h tối ngày 19/7, hồ chứa Tam Hiệp ghi nhận lượng dòng chảy vào khoảng 46.000 m3/giây.
Ảnh: Reuters |
Theo Thời báo Hoàn cầu, thủy điện Tam Hiệp đã và đang vận hành hết công suất với năng lực phát điện 22,5 triệu KW.
Dự án Tam Hiệp là hệ thống kiểm soát thủy lợi đa chức năng, gồm một đập cao 185m và dài 2.309m chắn ngang sông Dương Tử ở Hồ Bắc. Khởi công từ 1994 và vận hành toàn phần từ 7/2012, đến nay công trình vẫn là đập thủy điện lớn nhất thế giới với 34 tổ máy phát điện.
Ảnh: Weibo |
Mưa triền miên nhiều tuần liền đã gây lũ lụt trên diện rộng ở Trung Quốc, khiến một loạt thành phố, làng mạc và cánh đồng thuộc 27 vùng của nước này ngập trong nước. Ước tính 40 triệu người bị ảnh hưởng, với thiệt hại kinh tế lên đến 12 tỷ USD.
Hàng nghìn binh sĩ, cảnh sát, lính cứu hỏa và nhân viên cứu hộ cùng người tình nguyện đã làm việc hết sức trong những ngày qua để sơ tán người dân, cung cấp cho họ chỗ trú và đồ dùng thiết yếu.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc thông báo nước tại 433 sông ở mức nguy hiểm kể từ tháng 6, bao gồm 33 sông dâng cao kỷ lục. Sớm ngày 19//7, các nhà chức trách ở tỉnh An Huy buộc phải dùng thuốc nổ phá một con đập để xả lũ.
Trong bối cảnh thiên tai khốc liệt như vậy, đập Tam Hiệp đã thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài Trung Quốc. Một bản tin mới đây trên Reuters dẫn lời một nhà địa lý học cho rằng "hồ chứa Tam Hiệp không đủ năng lực để tác động lớn đến các trận lụt nghiêm trọng nhất".
Ảnh: Tân Hoa xã |
Tuy nhiên, chức năng ngăn lũ lụt của đập chủ yếu dựa vào vùng Chenglin, nằm ở lối ra hồ Động Đình. Với công suất chứa nước lụt 22 tỷ m3, công trình được thiết kế để ngăn những trận lũ khổng lồ ở thượng nguồn Dương Tử, theo công ty vận hành đập Tam Hiệp.
Nếu lũ lụt xảy ra do mưa lớn ở các vùng trung và hạ lưu Dương Tử, các thành phố xung quanh sẽ phải dựa vào các công trình thoát lũ của chính mình. Trong những hoàn cảnh như vậy, Tam Hiệp có thể ngăn giữ nước để giảm áp lực cho những thành phố nói trên.
Đập Tam Hiệp xả nước. (Ảnh: Tân Hoa xã) |
Công ty vận hành Tam Hiệp khẳng định con đập thủy điện lớn nhất thế giới này vẫn đang hoạt động trong điều kiện tốt. Trong những năm qua, không có hiện tượng biến dạng nào xảy ra, cũng không có bất kỳ rủi ro đáng chú ý nào khác.
Thanh Hảo
Trung Quốc vá đê thủng, xác nhận tình trạng đập Tam Hiệp
Việc vá lỗ thủng dài 188m của đê Zhongzhou gần hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc hiện đã hoàn thành.
Thêm nhiều người chết, Trung Quốc dùng thuốc nổ phá đập để xả lũ
Mưa tiếp tục tàn phá nhiều khu vực của Trung Quốc, gây lũ lụt và lở đất khiến cuộc sống của khoảng 40 triệu người bị ảnh hưởng.