Chia sẻ với TBTCVN, PGS. TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, chính sách tiền tệ cần cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Cụ thể, mục tiêu của Chính phủ nên ở mức 5,5% phù hợp hơn so với đặt mục tiêu 6,5%, đó là mục tiêu tham vọng.

Bình luận gì về về bức tranh kinh tế Việt Nam quý I/2021, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, con số tăng trưởng trên là tương đối tốt, vì quý I/2020 Việt Nam gần như chưa bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong khi bối cảnh quý I năm nay, mấy tuần sau tết phải thực hiện giãn cách xã hội tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, hàng không du lịch quốc tế hoàn toàn không có, ngừng các lễ hội sau tết đã ảnh hưởng tới hoạt động tiêu dùng của người dân, tức hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vậy, GDP quý I vẫn tăng 4,48% là một con số rất tích cực, khá bất ngờ, vượt ngoài tầm mong đợi. 

{keywords}
Động lực tăng trưởng trong quý tiếp theo vẫn là xuất khẩu, đầu tư công còn các lĩnh vực khác chưa thể phục hồi ngay được với tình hình hiện nay mà sẽ được cải thiện dần dần. Ảnh minh họa

Nếu xét về mặt tổng cầu, tăng trưởng trong quý I có động lực từ xuất khẩu, với vai trò dẫn dắt từ khu vực FDI. Ngoài ra, điều trực tiếp nhìn rõ tác động tới trăng trưởng trong quý I là đầu tư công. Đầu tư công vẫn đang tiếp tục đà tăng trưởng của cuối năm 2020 và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 

Tuy nhiên, một điểm trừ của bức tranh kinh tế Việt Nam trong quý I/2021 là đầu tư tư nhân giảm sút. Trong điều kiện bệnh dịch vẫn còn diễn ra, khu vực đầu tư tư nhân nhìn chung vẫn bi quan, họ không xuống tiền đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mà chủ yếu dùng tiền đầu cơ tài sản vào đất đai, chứng khoán. Do vậy, nguy cơ bong bóng giá tài sản đang hình thành.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, động lực tăng trưởng trong quý tiếp theo vẫn là xuất khẩu, đầu tư công còn các lĩnh vực khác chưa thể phục hồi ngay được với tình hình hiện nay mà sẽ được cải thiện dần dần. Có thể tăng trưởng của Việt Nam trong quý II, quý III sẽ đạt mức cao hơn quý I vì lý do rất đơn giản, quý II, quý III năm ngoái, kinh tế Việt Nam bị phong tỏa, các hoạt động thương mại, kinh tế, đầu tư bị gián đoạn trong khi năm nay có nhiều tín hiệu tích cực hơn. Hy vọng Việt Nam sẽ không tái lập tình trạng đó vì chúng ta đã có kinh nghiệm khống chế bệnh dịch và các chiến lược đối phó bệnh dịch của chúng ta đã thay đổi, không phong tỏa toàn xã hội như năm trước nữa. Các hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại nếu có bị gián đoạn thì sự gián đoạn đó chỉ trên diện nhỏ chứ không diễn ra trên toàn quốc. Do vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khả năng sẽ khả quan hơn, đầu tư công vẫn tiếp tục đà của năm trước, xuất khẩu vẫn đang tốt nhờ sự năng động, hiệu quả của khu vực FDI trên thị trường quốc tế; các hoạt động tiêu dùng của Việt Nam đang từng bước hồi phục. 

Để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 như Chính phủ đã đề ra,  PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, có thể phải dùng các nỗ lực kích thích tài khóa về tiền tệ. Tuy nhiên, như vậy sẽ gây ra các rủi ro khác cho nền kinh tế, đặc biệt là rủi ro liên quan tới lạm phát và bong bóng giá tài sản. Mở rộng (nới lỏng) tiền tệ không giúp kích thích được đầu tư tư nhân trong bối cảnh hiện nay khi mà Covid-19 còn thì mở rộng tín dụng, mở rộng tiền tệ không giúp cho đầu tư tư nhân tăng trở lại mà có thể gây ra bong bóng giá tài sản. 

Tuấn Anh