- ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho rằng, dự luật Phòng chống tham nhũng đưa những mối quan hệ như em dâu, chị dâu, em rể, anh rể, anh chị em chồng, vợ vào mối quan hệ trong “vùng cấm”, trong vùng hạn chế là xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh.
Thảo luận tại hội trường góp ý dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi hôm nay, ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho rằng, dự luật quy định về những điều mà cán bộ công chức, viên chức không được làm là vừa thừa nhưng lại vừa thiếu do lặp lại một cách không đầy đủ quy định ở luật Cán bộ công chức, luật Viên chức.
ĐB Phan Thị Mỹ Dung, Long An. Ảnh: Minh Đạt |
Không nên cảm tình rồi quy định cấm, hạn chế
“Đơn cử quy định về cán bộ công chức, viên chức không được thành lập DN giữ chức vụ quản lý điều hành hoặc thành viên góp vốn, thành viên hợp danh cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong DN thuộc lĩnh vực mà mình trước đây đã phụ trách trong thời hạn 5 năm kể từ khi thôi giữ chức vụ”, bà dẫn chứng.
Theo ĐB Dung phân tích, chiếu theo quy định này thì chắc rằng các ông GĐ, phó GĐ, các trưởng, phó phòng của Sở Tư pháp, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT,... khi nghỉ hưu, nghỉ việc trong thời gian 5 năm không được thành lập hoặc tham gia vào các văn phòng công chứng, công ty đấu giá, văn phòng luật sư, thừa phát lại đối với lĩnh vực tư pháp, hoặc công ty đo đạc bản đồ, công ty tư vấn nhà đất đối với lĩnh vực TN-MT, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, công ty dược ở lĩnh vực y tế, hoặc các trường học tư thục, công ty cung cấp thiết bị trường học ở lĩnh vực giáo dục,…
“Quy định trên đã xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh của công dân đã được Hiến pháp quy định, vừa không khai thác phát huy được các nguồn lực xã hội cho sự phát triển chung của xã hội và trái với quan điểm quy định của pháp luật về người cao tuổi”, bà Dung nói.
Bà cũng cho rằng lưu ý với quy định về người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được tiếp nhận tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí một số người có mối quan hệ với mình. Đồng thời không được để một số người có mối quan hệ với mình là quản lý thành viên góp phần, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước mà mình trực tiếp quản lý, không được giao dịch mua, bán với DNNN mình giữ chức vụ quản lý.
“Điều này tôi không hiểu là dự thảo đã xác định các mối quan hệ này, ngoài cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, chồng, con ruột, con nuôi, anh chị em ruột, con dâu, con rể thì tôi thống nhất. Còn những mối quan hệ quy định như em dâu, chị dâu, em rể, anh rể, anh chị em chồng, vợ, tôi xin hỏi đưa những người này vào mối quan hệ trong vùng cấm, trong vùng hạn chế là từ cơ sở pháp lý, từ cơ sở thực tiễn nào”, ĐB Dung băn khoăn vì dựa vào quan hệ huyết thống hoặc mối quan hệ thân thích thì không đúng quy định luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
“Quy định này đã xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh, tự do sản xuất của công dân theo Hiến pháp trái với pháp luật về đầu tư kinh doanh dân sự đã đi ngược với xu thế và quy luật phát triển đầu tư mở rộng quan hệ tự do giao thương”, ĐB Dung lưu ý.
Không bổ nhiệm người thân làm cấp phó
ĐB Hồ Thị Minh (Quảng Trị) thì nhất trí với việc mở rộng phạm vi người thân của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được tham gia, không được làm các công việc của tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng theo danh mục do Chính phủ quy định.
ĐB Hồ Thị Minh, Quảng Trị. Ảnh: Minh Đạt |
Bà Minh đề nghị nên mở rộng các phạm vi về công việc mà người thân của người đứng đầu không được đảm nhiệm tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý cụ thể, những đối tượng được liệt kê trong luật là người thân thích của người đứng đầu được quy định trong luật là không được bổ nhiệm làm cấp phó cho người đứng đầu.
“Vì trong thời gian vừa qua, tại nhiều địa phương có tình trạng gia đình trị, cả nhà làm quan cả họ làm quan, hay trong một cơ quan chồng làm cục trưởng, vợ làm cục phó gây xôn xao dư luận”, ĐB Quảng Trị nhấn mạnh.
Theo ĐB Minh, cấp phó là cấp giúp việc cho cấp trưởng. Nếu cấp phó là người thân trong gia đình sẽ có tiềm ẩn gây nguy cơ nhiều tiêu cực, tham nhũng, thiếu công tâm, khách quan. Vì vậy, cần bổ sung vào điều luật để tránh tình trạng khi áp dụng gặp những khó khăn vướng mắc nhất định.
ĐB Đỗ Văn Bình (Hải Phòng) cho rằng, dự luật mở rộng đến 21 đối tượng có quan hệ gia đình mà người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu không được tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí làm việc tại đơn vị nhằm tăng cường giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
Tuy nhiên, có những người có quan hệ gia đình xa hơn không trong 21 đối tượng này hoặc chỉ đạo bạn bè nhưng thực tế lại có quan hệ thân gần có ảnh hưởng hơn với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu thì vẫn thấy khó đảm bảo yêu cầu phòng ngừa.
Ông cho rằng, việc quy định như dự luật có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị tác động, vì vậy ĐB Hải Phòng đề nghị ban soạn thảo xem xét làm rõ vấn đề này.
Luật PCTN sửa đổi: Em chồng vẫn không phải là người thân
Dù đối tượng “người thân” của quan chức được dự luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi mở ra cả dâu rể, con nuôi... nhưng vắng bóng em chồng.
Cựu TGĐ VN Pharma: Em chồng Bộ trưởng Y tế là nhân viên công ty tôi
Nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP VN Pharma Nguyễn Minh Hùng trao đổi với PV VietNamNet.
Bộ trưởng Kim Tiến không nói về việc em chồng làm ở VN Pharma
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không nói em chồng không làm VN Pharma mà là không nói về việc này - Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến nói.
Phó bí thư Yên Bái giải trình việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà
Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Dương Văn Thống giải trình việc bổ nhiệm cán bộ, trong đó có việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà.
TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nói với Góc nhìn thẳng, thời Hậu Lê, nhà Nguyễn đã có luật cấm bổ nhiệm con cháu các quan.Việc bổ nhiệm người nhà ngày nay, nếu đúng thì cũng chướng.
Thu Hằng