“Đưa khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên”, đó là chủ đề của cuộc hội thảo qui mô lớn thu hút nhiều nhà khoa học trong nước diễn ta tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam vào chiều hôm qua 20/7.
TIN LIÊN QUAN
Các đề tài khoa học được trình bày tại Hội thảo đã được ứng dụng thực tiễn tại khu vực đã tạo cơ hội đột phá cho người dân trong khu vực tiếp cận khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế-xã hội.
Nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh là một đề tài khoa học cấp nhà nước của PGS.TS Dương Tấn Nhựt, Viện Sinh học Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã tạo bước đột phá cho việc phát triển cây dược liệu sâm Ngọc Linh quí hiếm trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao được triển khai trồng tại hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh thành công là một thành tựu khoa học công nghệ đột phá đã cứu nguy cây sâm Ngọc Linh khỏi nguy cơ tiệt chủng. Đồng thời mở ra hướng phát triển cây sâm quí hiếm thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giúp vùng đồng bào dân tộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam xóa đói giảm nghèo mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định.
Các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ gồm: Phát triển, nâng cao tiềm lực về khoa học-công nghệ; làm chủ công nghệ nền của Công nghệ sinh học (Công nghệ gen, công nghệ enzyme-protein, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ nano sinh học…); Chương trình ứng dụng phát triển công nghệ nền của công nghệ sinh học tạo sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, môi trường và an ninh quốc phòng.
Hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ được đầu tư nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2010 với tổng kinh phí hơn 119 tỷ đồng đã được đầu tư cho chương trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã tạo bước đột phá như kỳ vọng của chính phủ đặt ra.
Cùng với Hội thảo, một hội chợ Công nghiệp và Thiết bị vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên 2011 được khai mạc tại Tam Kỳ tối hôm qua nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, đời sống, đồng thời hình thành thị trường công nghệ vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Sự ra đời của Chợ Công nghiệp và Thiết bị vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần này là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường công nghệ, thúc đẩy phát triển khao học và công nghệ gắn với sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến, giới thiệu các sản phẩm khoa học và công nghệ chất lượng cao, xúc tiến các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, mở rộng thị trường công nghệ trong tiến trình đổi mới, giao lưu và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Vũ Trung
TIN LIÊN QUAN
Các đề tài khoa học được trình bày tại Hội thảo đã được ứng dụng thực tiễn tại khu vực đã tạo cơ hội đột phá cho người dân trong khu vực tiếp cận khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế-xã hội.
Hội thảo về đề tài đưa khoa học công nghệ phục vụ phát triển miền Trung Tây Nguyên. Ảnh: Vũ Trung. |
Nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh là một đề tài khoa học cấp nhà nước của PGS.TS Dương Tấn Nhựt, Viện Sinh học Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã tạo bước đột phá cho việc phát triển cây dược liệu sâm Ngọc Linh quí hiếm trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao được triển khai trồng tại hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh thành công là một thành tựu khoa học công nghệ đột phá đã cứu nguy cây sâm Ngọc Linh khỏi nguy cơ tiệt chủng. Đồng thời mở ra hướng phát triển cây sâm quí hiếm thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giúp vùng đồng bào dân tộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam xóa đói giảm nghèo mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định.
Các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ gồm: Phát triển, nâng cao tiềm lực về khoa học-công nghệ; làm chủ công nghệ nền của Công nghệ sinh học (Công nghệ gen, công nghệ enzyme-protein, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ nano sinh học…); Chương trình ứng dụng phát triển công nghệ nền của công nghệ sinh học tạo sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, môi trường và an ninh quốc phòng.
Hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ được đầu tư nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2010 với tổng kinh phí hơn 119 tỷ đồng đã được đầu tư cho chương trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã tạo bước đột phá như kỳ vọng của chính phủ đặt ra.
Cùng với Hội thảo, một hội chợ Công nghiệp và Thiết bị vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên 2011 được khai mạc tại Tam Kỳ tối hôm qua nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, đời sống, đồng thời hình thành thị trường công nghệ vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Sự ra đời của Chợ Công nghiệp và Thiết bị vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần này là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường công nghệ, thúc đẩy phát triển khao học và công nghệ gắn với sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến, giới thiệu các sản phẩm khoa học và công nghệ chất lượng cao, xúc tiến các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, mở rộng thị trường công nghệ trong tiến trình đổi mới, giao lưu và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Vũ Trung