Mặc dù đây là thói quen tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cho rằng rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi lái xe có thể bào mòn nội thất xe của bạn.

Các hóa chất có trong dung dịch rửa tay như ethanol có thể làm khô, thậm chí là bào mòn các chi tiết làm từ vật liệu da, nhựa, nhựa vinyl,... Từ đó, bề mặt nội thất của xe sẽ không còn giữ được các lớp sơn bảo vệ, dẫn đến tình trạng xuống cấp diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, dung dịch rửa tay cũng có thể gây hại cho các bộ phận được làm từ gỗ, khiến chúng xuất hiện những vết đốm hay loang lổ trên bề mặt.

{keywords}
Dung dịch rửa tay có thể khiến nội thất xe xuống cấp nhanh chóng (Ảnh: Wapcar)

Không chỉ dung dịch rửa tay mà các loại kem chống nắng cũng được xem là thủ phạm khiến tuổi thọ của nội thất xe giảm sút. Những thành phần titanium oxide có trong kem chống nắng có thể phản ứng với bề mặt nhựa và dầu tự nhiên trên các chi tiết da, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt. Chưa hết, chất diethyltoluamide trong kem chống nắng cũng được xem là tác nhân khiến vi khuẩn sinh sôi, nảy nở trong khoang cabin.

{keywords}
Những vị trí mà tài xế thường xuyên tiếp xúc nhất (Ảnh: Wapcar)

Mark Montgomery - kỹ sư chất liệu cao cấp của Ford châu Âu cho biết ngay cả những loại dung dịch rửa tay và kem chống nắng lành tính nhất cũng có thể bào mòn bề mặt nội thất khi mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với chúng hàng chục, hàng trăm lần.

Để đảm bảo cho sức khỏe, các tài xế cũng được khuyên vệ sinh những khu vực như vô lăng, tay cầm, cần số, màn hình cảm ứng, ghế ngồi, dây an toàn,.. thường xuyên hơn. Ngoài ra, tài xế cũng cần chú ý vệ sinh hệ thống cửa gió máy lạnh trên xe bởi nó có thể lây lan vi khuẩn trong không khí.

Mai Lý (Theo Wapcar)

Bạn đã từng chứng kiến khoảnh khắc va chạm trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình, tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Cách bảo vệ kính chắn gió xe không bị vỡ, nứt trong mùa hè

Cách bảo vệ kính chắn gió xe không bị vỡ, nứt trong mùa hè

Mùa hè, khi nhiệt độ bên ngoài trên dưới 40 độ C, kính chắn gió của xe sẽ phải chịu được mức nhiệt tới hơn 60 độ C. Thời gian lái xe kéo dài cũng là một phần khiến kính chắn gió của xe dễ bị vỡ, nứt.