Dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân làm trung tâm. Tại Nghị quyết số 17 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2020 cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Đây là mức độ người dân chỉ cần ở nhà, đăng ký dịch vụ, kết quả sẽ được trả về tận nhà mà không phải đến các cơ quan chức năng nhận lại giấy tờ. Điều này không chỉ góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và các tổ chức khi đi giải quyết thủ tục hành chính mà các hoạt động giải quyết hành chính của cơ quan nhà nước cũng minh bạch hơn, tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người dân và cơ quan công quyền, góp phần phòng chống tình trạng nhũng nhiễu, tham nhúng, đồng thời cải cách hành chính của đất nước toàn diện hơn.

{keywords}
Dịch vụ công trực tuyến, nhận kết quả tại nhà tăng mạnh

Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiên nay, việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Trong 2 tháng đầu năm 2020 đã có hơn 3 triệu lượt hồ sơ được người dân và các tổ chức doanh nghiệp lựa chọn theo hình thức tiếp nhận tại các bưu cục, tại nhà và nhận kết quả tại địa chỉ yêu cầu, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Điển hình như Hồ Chí Minh đạt gần 600.000 hồ sơ; Hà Nội đạt trên 300.000 hồ sơ; Bình Dương gần 98.000 hồ sơ...

Năm 2019, hơn 14 triệu lượt hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được người dân và các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nhận gửi hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện, tăng 25% so với năm 2018. Toàn bộ hồ sơ và kết quả đều được chuyển phát chính xác, an toàn, đúng thời gian quy định.

Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai quyết liệt các biện pháp để cung cấp dụng vụ công trực tuyến với mục tiêu thiểu có 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020.

Trong đó để tránh tình trạng hình thức, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố lưu ý về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các dịch vụ công trực tuyến đến hết năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2019.

Hàng loạt dịch vụ triển khai

Dịch vụ mới đây nhất được triển khai trong mùa dịch Covid_19 đang có diễn biến phức tạp, để tránh tập trung đông người, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp là hệ thống Tòa án nhân dân trên cả nước đã tạm dừng nhận đơn thư tố tụng, khởi kiện, xét xử, tiếp công dân tại trụ sở, Bưu điện Việt Nam sẽ đảm nhiệm việc chuyển phát các giấy tờ này về đúng Tòa án các cấp mà người dân yêu cầu.

Hay Cục Lãnh sự( Bộ ngoại giao) cũng đã chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển phát kết quả đến tận tay người dân yêu cầu qua Bưu điện. Sau hơn 1 tuần triển khai trên toàn quốc, khoảng 600 hồ sơ của người dân và các tổ chức doanh nghiệp trên toàn quốc đã được các nhân viên Bưu điện tiếp nhận tại các quầy giao dịch.

{keywords}
Thanh toán trực tuyến giúp cho người dân giảm thời gian đi lại

Sau khi cơ quan hành chính giải quyết xong hồ sơ, căn cứ lịch hẹn trả kết quả, nhân viên Bưu điện sẽ nhận kết quả từ bộ phận Một cửa của Bộ Ngoại giao để chuyển phát đến tận địa chỉ người dân và các tổ chức đã đăng ký trên toàn quốc.

Điều này cũng có nghĩa là hàng trăm người dân ở các tỉnh, thành phố không phải vất vả, tốn kém cả về chi phí và thời gian đi lại, nhất là trong mùa dịch càng cần phải hạn chế đi lại như hiện nay. Chỉ tính riêng lĩnh vực lãnh sự (Bộ ngoại giao) trung bình mỗi ngày có khoảng 100 hồ sơ được người dân lựa chọn nộp và nhận kết quả qua Bưu điện.

Gần đây nhất là dịch vụ nộp phạt vi phạm giao thông trên cổng Dịch vụ công Quốc gia. Theo đó người dân trên cả nước nếu vi phạm giao thông tại các địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận có thể nộp phạt trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo đó sau khi có quyết định xử phạt của cơ quan cảnh sát giao thông, người vi phạm chỉ cần một máy tính kết nối Internet mà có thể ngồi ngay tại nhà để nộp phạt online. Sau khi click vào phần thanh toán và nhận kết quả tại nhà, người dân sẽ không phải đến cơ quan công an để nhận lại hồ sơ mà nhân viên Bưu điện sẽ tới cơ quan cảnh sát giao thông để nhận lại giấy tờ tạm giữ để chuyển tới bất kì địa chỉ nào mà người dân.

Duy Anh