{keywords}
Đường Đồng Khởi dài khoảng 2 km, kéo dài từ đường Nguyễn Du đến đường Tôn Đức Thắng. Nơi đây tập trung nhiều khách sạn hạng sang và cửa hiệu kinh doanh hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng.
{keywords}
Trước khi có dịch Covid-19, hoạt động thương mại tại Đồng Khởi diễn ra nhộn nhịp. Khách hàng đến đây chủ yếu là người nước ngoài và giới thương gia. Tuy nhiên hiện nay, con đường này vắng vẻ khác lạ. Nhiều cửa hiệu đóng cửa, cho thuê hoặc sang nhượng lại vì kinh doanh ế ẩm.
{keywords}
17h30, anh Hào - nhân viên một cửa hàng thời trang chuyên phục vụ khách nước ngoài trên đường Đồng Khởi - ra về sớm hơn thường lệ. Anh cho biết do không bán được hàng hóa nên cửa hàng chỉ hoạt động cầm chừng. Nhân viên bị buộc thôi việc hoặc giảm giờ làm.
{keywords}
VietNam House là một trong những nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống lớn trên đường Đồng Khởi. Nơi này đóng cửa từ ngày 1/7 cho đến nay để sửa chữa. Một nhân viên phụ trách cho biết nhà hàng có dự định sửa chữa, nâng cấp từ những tháng trước. Tuy nhiên, việc chọn sửa chữa trong thời gian này vì tình hình thương mại nói chung ở Đồng Khởi khá ế ẩm.
{keywords}
Trước khi có dịch, đây là địa điểm kinh doanh của quán cafe Soho từng thu hút khá đông khách. Sau nhiều tháng vắng khách, quán cafe này ngừng hoạt động. Hiện quán được sửa chữa, chuyển đổi thành nhà hàng kinh doanh ẩm thực.
{keywords}
Kinh doanh không hiệu quả, nhiều địa điểm phục vụ thức ăn, đồ uống đồng loạt giảm giá trong một số khung giờ nhất định để thu hút khách. Tuy nhiên, tình trạng ế ẩm vẫn không được cải thiện.
{keywords}
Anh Larsson (người Thụy Điển) cho biết đây là lần thứ 3 anh đến TP.HCM và đi dạo trên đường Đồng Khởi. "Trước đây, tôi chưa từng thấy nơi đây vắng vẻ vào buổi tối. Giờ thì mọi thứ thật lạ", anh Larsson nói.
{keywords}
Cảnh vắng vẻ tại một điểm thu đổi ngoại tệ trên đường Đồng Khởi. Một nhân viên nói rằng nhiều tháng nay, rất ít khách nước ngoài đến đây đổi tiền.
{keywords}
Một số cửa hàng phục vụ đồ uống vẫn hoạt động. Khách giảm khoảng 50% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Các địa điểm này hiện chủ yếu chỉ phục vụ cho khách trong nước, rất ít khách Tây.
{keywords}
Cửa hiệu kinh doanh trang phục thương hiệu Uniqlo trên đường Đồng Khởi cũng vắng vẻ hơn trước dù ở khung giờ cao điểm từ 18h đến 20h.
{keywords}
Một khách sạn 5 sao chỉ có vài phòng sáng đèn. Đối tượng phục vụ của các khách sạn hạng sang trên đường Đồng Khởi phần lớn là khách nước ngoài. Hiện có khoảng 70% khách sạn ở khu vực này hoạt động trở lại nhưng khá ế ẩm.
{keywords}
Lý giải điều này, Sở Du lịch TP.HCM cho biết trong tháng 6 và tuần đầu tiên của tháng 7, thành phố đón rất ít khách quốc tế. Đa phần họ không phải khách du lịch, mà là những cán bộ, chuyên gia làm việc tại TP.HCM. Vì lẽ đó, khá ít người nước ngoài có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú tại đây.
{keywords}
Giá thuê một địa điểm bán hàng diện tích 4x15 mét tại đây khoảng 10.000 USD/tháng. Giá mặt bằng cao, không bán được hàng hóa khiến nhiều tiểu thương không thể duy trì được cửa hiệu. Tình trạng này diễn ra phần lớn đối với các hộ kinh doanh nhỏ.
{keywords}
Một điểm phục vụ thức uống vẫn thu hút khá nhiều bạn trẻ người Việt Nam. Theo ghi nhận, đây là một trong số ít những địa điểm kinh doanh hiệu quả trong thời điểm này. Số còn lại rất vắng khách.
{keywords}
Một cửa hiệu thời trang, túi xách vắng vẻ trong khung giờ cao điểm, chỉ có nhân viên bán hàng.
{keywords}
Cũng theo Sở Du lịch TP.HCM, để hoạt động kinh doanh trên đường Đồng Khởi phục hồi, dịch Covid-19 cần được kiểm soát triệt để ở góc độ toàn cầu, chứ không riêng Việt Nam. Khi đó, khách nước ngoài, đặc biệt là khách Tây sẽ đến TP.HCM lưu trú, nghỉ dưỡng hoặc trở lại làm việc nhiều hơn.

(Theo Zing)